Khách hàng thành viên là trụ cột để phát triển khách hàng mới và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết được cách giữ chân khách hàng cho doanh nghiệp.
Không một doanh nghiệp nào có thể phát triển nếu mà không biết cách giữ chân những khách hàng thành viên. Nếu bạn cho rằng một thương hiệu nào đó đủ mạnh thì có thể giữ chân khách hàng mà không cần triển khai các hoạt động khác thì bạn thực sự đã nhầm. Sớm hay muộn thì khách hàng cũng sẽ rời bỏ doanh nghiệp bạn sang đối thủ cạnh tranh.
Tìm giải pháp thu hút khách hàng mới và giữ chân khách cũ
1. Xây dựng cách tiếp cận riêng để giữ chân khách hàng
Khách hàng sẽ thật sự ấn tượng với doanh nghiệp nếu họ thấy rằng mình là người đặc biệt. Giải pháp quản lý khách hàng Vip sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đối với từng khách hàng. Bằng cách nhận diện khách hàng khi họ bước vào cửa hàng và thông báo cho nhân viên. Nhân viên có thể tìm hiểu về lịch sử mua sắm của khách hàng để tư vấn những sản phẩm đúng với nhu cầu và thói quen mua sắm của họ.
Bằng cách này, doanh nghiệp cũng có thể quản lý được hành trình mua sắm của khách hàng thành viên. Nhận biết dấu hiệu họ rời bỏ doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ mua, để tìm giải pháp khắc phục.
2. Chủ động giao tiếp với khách hàng
Chiến lược này có thể gọi là “ Đừng để khách hàng một mình” . Bạn không thể chắc chắn rằng trong lần tiếp xúc đầu tiên, bạn đã đủ tạo ra ấn tượng với khách hàng. Vậy vì, hãy tạo kết nối thường xuyên với khách hàng, chia sẻ những điều họ quan tâm và những chương trình mới từ phía khách hàng.
Tuy nhiên, quá trình tương tác với khách hàng chỉ hiệu quả khi được triển khai với tần suất hợp lý. Ví dụ, việc email doannh nghiệp gửi thông báo cho KH 1 tháng từ 2 đến 3 lần sẽ mang lại tác dụng tốt. Nhưng nếu gửi quá nhiều, khách hàng sẽ thật sự cảm thấy phiền, đỉnh điểm là unfollow email của bạn.
3. Cung cấp giá trị cho lần trở lại
Sau khi khách hàng rời khỏi cửa hàng của bạn, họ sẽ có rất nhiều cám dỗ từ bên ngoài và không có gì đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục trở lại. Vì vậy, hãy cung cấp giá trị cho lần trở lại của họ. Để khách hàng thấy rằng, Bạn vẫn đang chờ họ trở lại và sẽ cung cấp nhiều giá trị hơn cho họ trong lần trở lại đó.
Ví dụ: Tặng voucher để khách hàng tiếp tục được giảm giá trong những lần trở lại tiếp theo.
Giá trị cho lần trở lại sẽ thôi thúc hành vi quay lại của khách hàng
4. Thiết lập hệ thống phản hồi hiệu quả
Lắng nghe khách hàng là cách tốt nhất để bạn có thể hiểu họ hơn. Bạn nên sử dụng các biện pháp đo lường sự hài lòng khách hàng để lượng hóa được mức độ hài lòng khách hàng, hiểu được lý do khiến họ không hài lòng. Từ việc tìm ra vấn đề của họ, bạn có thể giải quyết ngay vấn đề trước khi họ rời đi.
Công cụ đo lường sự hài lòng khách hàng giúp khách hàng cảm nhận được họ đang thực sự được quan tâm, được tôn trọng ý kiến. Đó cũng là cách giúp bạn củng cố niềm tin từ khách hàng.
5. Đặt kỳ vọng thực tế
Khi đã có những thông tin cơ bản về mục tiêu và mong muốn của khách hàng, hãy đặt kỳ vọng của khách hàng trở thành mục tiêu và biến nó trở thành thực.
Ví dụ: Khách hàng không hài lòng với thái độ nhân viên phục vụ. Khi đó bạn cần làm gì để cải thiện vấn đề trên. Trước hết đào tạo lại nhân viên và thái độ phục vụ, thứ 2 bổ sung nhân viên vào các khung giờ cao điểm.
Tổng kết
Thay vì bỏ ra 25 $ tìm kiếm khách hàng mới, hãy bỏ ra 1$ để giữ chân những khách hàng cũ. Họ sẽ là người đi lâu dài cùng doanh nghiệp của bạn và mang đến cho bạn những khách hàng mới thông qua phương thức Marketing truyền miệng. Thực tế khi bạn giữ chân khách hàng tăng 5% bạn có thể tăng lợi nhuận từ 25% đến 95% . Đây là một tỷ lệ vô cùng tuyệt vời để giúp bạn tăng doanh thu.
Vì vậy, hãy triển khai cách thức giữ chân khách hàng ngay từ hôm nay.