Doanh nghiệp nên tiếp cận với khách hàng đang có mức độ nhu cầu khác nhau như thế nào để đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh số?
Nhu cầu của khách hàng là “muôn hình vạn trạng” khi đứng trước một sản phẩm nào đó. Ở một thời điểm nhất định, khách hàng có thể không quan tâm hoặc đang có nhu cầu cao đối với sản phẩm của bạn. Doanh nghiệp cần có những chiến lược để tùy cơ ứng biến mà điểm cốt lõi vẫn xoay quanh việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Khách hàng không quan tâm – gợi mở bằng chiến lược đa dạng hóa thông điệp
Những phản hồi “không quan tâm” hay “chưa có nhu cầu” là một dấu hiệu nhận biết lớn nhất về tập khách hàng không quan tâm đến sản phẩm của bạn. Dù đó là những sản phẩm mới vừa được ra mắt trên thị trường hay vốn đã quen thuộc thì bạn đừng vội loại bỏ tập khách hàng này khi chưa triển khai các chiến lược tiếp cận được gợi ý bên dưới.
Nếu khách hàng chưa quan tâm, hãy xoay chuyển tình thế bằng cách đa dạng hóa thông điệp và khám phá nhu cầu khách hàng theo nhiều khía cạnh khác nhau. Đồng thời cần có một kế hoạch tiếp thị lại với tần suất phù hợp nhất dành riêng cho tập đối tượng này.
Một người không quan tâm đến du lịch nghỉ dưỡng, vẫn có thể thích du lịch khám phá hay những chuyến đi tập thể cùng gia đình, cùng bạn bè.
GOBRANDING đa dạng hóa thông điệp khi tiếp cận khách hàng.
Khi đó, các công cụ marketing có khả năng lan tỏa thông điệp một cách nhanh chóng như mạng xã hội, email, display network,… sẽ là cánh tay đắc lực hỗ trợ bạn. Đừng quên lồng ghép thương hiệu để khách hàng ghi nhớ về bạn nhiều hơn.
Tuy nhiên, đừng chạy quảng cáo để đầu tư cho đối thủ. Nếu bạn chỉ “đốt tiền” cho quảng cáo, nhưng khi khách hàng tìm kiếm tự nhiên, website của bạn lại “mất hút”, đối thủ cạnh tranh hiển nhiên có thêm traffic chất lượng. Đó là lý do các doanh nghiệp không chỉ chạy quảng cáo cho các mục tiêu ngắn hạn mà còn nên bắt đầu những chiến lược đường dài với SEO.
Ngay khi khách hàng chuyển nhu cầu từ “không” thành “có”, triển khai SEO website sẽ giúp khách hàng tiếp cận với thông tin của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.
Khách hàng đã quan tâm – tập trung khai thác và giải quyết “nút thắt”
Theo bạn, khách hàng có sẵn sàng để lại thông tin trong lần truy cập website đầu tiên dù vẫn đang quan tâm về sản phẩm? Trong khi hàng ngàn doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với tỷ lệ thoát trang cao của người truy cập. Làm thế nào để giữ chân khách hàng có quan tâm sản phẩm trở thành một bài toán khó cần lời giải đáp.
Nhưng mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn khi doanh nghiệp khiến khách hàng nhìn thấy chính xác vấn đề ngay trên website mà không phải là bất kỳ nơi nào khác. Đã đến lúc tận dụng sức mạnh từ nội dung để chi tiết hóa tất cả những vấn đề có thể được giải quyết nếu khách hàng lựa chọn giải pháp của bạn. Chỉ cần một trong số những thông tin bạn cung cấp chạm đúng nút thắt của khách hàng. Bạn đã thành công!
Bên cạnh đó, nếu khách hàng chưa chọn bạn trong lần tương tác đầu tiên với website, hãy đảm bảo rằng bất kể khi nào khách hàng tìm kiếm thêm thông tin, website của bạn phải tiếp cận được khách hàng. SEO tổng thể website có thể giúp bạn làm được điều đó.
Khách hàng có nhu cầu – chốt hạ thành công nhờ phối hợp Google Ads và SEO
Tìm kiếm nhiều lần, nghiên cứu kỹ lưỡng các thông tin khi cần mua sản phẩm – hành vi dễ dàng nhận biết nhất của nhóm khách hàng đã có nhu cầu thực sự. Và cuối cùng, Google Ads và SEO lên ngôi giúp bạn tiếp cận gần hơn với các cơ hội bán hàng tiềm năng.
Nếu như Google Ads là điểm đón đầu nhu cầu khách hàng thì SEO lại là điểm tiếp xúc cuối cùng quyết định khả năng giữ chân khách hàng. Đừng để khách hàng rơi vào tay đối thủ cạnh tranh ngay tại bước ra quyết định mua hàng. Hơn 85% doanh nghiệp đã lựa chọn SEO bền vững để tối đa hóa hiệu quả, giảm thiểu rủi ro rớt đơn hàng. Đây còn là giải pháp để doanh nghiệp hướng đến sự ổn định về chi phí.
Để cách đối thủ “1 bước” trên Google là một quá trình “nhiều bước” mà doanh nghiệp cần đầu tư nghiêm túc từ hôm nay. GOBRANDING với giải pháp SEO chuyên nghiệp đến từ các chuyên gia của Nhật Bản sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề “tăng trưởng nguồn khách hàng tiềm năng – tăng tỷ lệ chuyển đổi – tối ưu ngân sách” một cách bền vững và hiệu quả.