Bạn đang tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng nhưng giữa Quảng cáo trên Google (Google Ads) và Quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads), đâu là cách đầu tư tốt hơn? Gần như ngày nào chúng tôi cũng nhận được câu hỏi này. Bằng kinh nghiệm sau việc chi tiêu hơn 1 triệu USD cho cả hai hệ thống quảng cáo, tôi mạn phép chia sẻ phương pháp tiếp cận của chúng tôi cho mỗi hệ thống này.
Google và Facebook được coi là hai ông lớn chiếm thị phần lớn nhất trong mảnh đất quảng cáo màu mỡ tại Việt Nam
Google và Facebook được coi là hai ông lớn chiếm thị phần lớn nhất trong mảnh đất quảng cáo màu mỡ tại Việt Nam
FACEBOOK – Hình thức quảng cáo truyền miệng
Cách thức quảng cáo tốt nhất luôn luôn là truyền miệng. Bởi lẽ chúng ta thường tin tưởng vào nhận xét của bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp của mình. Ví dụ như có một nhà hàng Ý mới mở ở ngay góc phố và họ nói rằng họ có món lasagna ngon nhất. Nhưng nhà hàng Ý nào mà chẳng nói vậy! Tuy nhiên sẽ rất khác nếu chính bạn bè và đồng nghiệp của bạn nói rằng lasagna ở đó là loại tuyêt vời nhất mà họ đã từng ăn. Rất có thể bạn sẽ gọi cho nhà hàng đó và đặt chỗ ngay lập tức.
Điều này, ít nhất là trên lí thuyết, lí giải tại sao Facebook Ads lại nắm giữ nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp trung bình như vậy. Khi ai đó nhận xét về một bài đăng trên trang Facebook của công ty bạn, bạn bè của người đó cũng sẽ có cơ hội đọc được bài đăng này. Việc này chẳng khác nào việc người đó nói với tất cả bạn bè của họ rằng họ thích thú với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
“Hàng xóm” tin dùng dịch vụ, liệu bạn có nên cân nhắc?
“Hàng xóm” tin dùng dịch vụ, liệu bạn có nên cân nhắc?
FACEBOOK hướng tới sở thích và hành vi của người dùng
Mỗi khi đăng trạng thái (status) về bộ phim yêu thích hay buổi hòa nhạc mà ta từng tham dự, hoặc iPhone 6 chúng ta hằng mơ ước, hay tất cả sự việc khác trong cuộc sống, chúng ta nghĩ đó chỉ đơn thuần là một cách giữ liên lạc với bạn bè, trong khi Facebook lại lấy đó làm “dữ liệu” của họ. Trên thực tế, đây không phải là điều gì quá xấu xa. Ở nhiều góc độ, đó còn là niềm là mơ ước của nhiều nhà kinh doanh. Giả sử bạn có một tổ chức phi lợi nhuận như Spay & Neuter, và bạn muốn có càng nhiều fan càng tốt để cuối cùng họ sẽ trở thành những nhà tài trợ cho bạn. Bạn có thể nhằm vào những người yêu chó, mèo theo một mã vùng cụ thể. Sau đó, phân loại chi tiết hơn để lựa chọn ra những người yêu chó, mèo gần đây đã ủng hộ trong vùng của bạn. Nếu ở địa vị một người kinh doanh như bạn, đây chắc hẳn là những nguồn khách hàng tuyệt vời.
GOOGLE luôn có câu trả lời
Với hơn 5 tỉ lượt tìm kiếm mỗi ngày, Google là nơi mà ai ai cũng tìm đến để có được câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Vì vậy, những doanh nghiệp liên kết với Google phải tìm cách để xuất hiện trên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Hơn cả Bách khoa toàn thư, Google trở thành lựa chọn đầu tiên khi muốn tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ, hoặc kể cả một lời khuyên!
Hơn cả Bách khoa toàn thư, Google trở thành lựa chọn đầu tiên khi muốn tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ, hoặc kể cả một lời khuyên!
Hai mươi năm về trước, việc này dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ, nếu bạn là một nhà thầu, bạn sẽ đặt cho website mình mức tín nhiệm loại AAA vì nó sẽ giúp bạn xuất hiện đầu tiên trên các Trang Vàng. Nhưng các Trang Vàng hiện nay không còn phổ biến nữa, vì vậy một chiến lược khác cần được đặt ra để tìm nguồn khách hàng tiềm năng mới.
Chiến lược này được gọi là Search Engine Marketing (SEM). Theo SEM, có 2 dạng truyền thông là Pay-Per-Click (PPC) và Search Engine Optimization (SEO). Mỗi loại đều hiển thị thông tin doanh nghiệp ở ngay kết quả tìm kiếm đầu tiên nhưng theo những cách riêng. Tuy nhiên, để so sánh hiệu quả giữa 2 hệ thống quảng cáo Facebook và Google, tôi sẽ chỉ tập trung vào Google AdWords (PPC).
GOOGLE hướng đến nhu cầu của người dùng
Giả sử bạn là một luật sư đang bị chấn thương, và công cụ quảng cáo bạn đang sử dụng là PPC. Vậy quảng cáo của bạn chỉ được hiển thị khi ai đó tìm kiếm cụm từ “luật sư” hoặc “tai nạn xe đạp” hoặc “chó cắn”, hay bất kỳ cụm từ nào liên quan. Nếu ai đó tìm kiếm những từ ngẫu nhiên như “guitar” hay “TV màn hình phẳng”, quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện. Trong khi đó, những quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, hoặc báo chí cho phép tiếp cận tới tất cả mọi người, bất kể họ có sẵn mối quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không. Nói cách khác, với Google Ads, đối tượng mà sẽ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn chính là những người thực sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Hơn nữa, quảng cáo thông thường chưa bao giờ tính toán được tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI*) một cách trực tiếp như vậy.
- ROI: Return on Investment
Vậy GOOGLE ADS và FACEBOOK ADS, đâu là kẻ thắng người thua?
Nói một cách đơn giản thì Facebook Ads nhằm vào sở thích và hành vi của khách hàng tiềm năng. Nhưng điều này không có nghĩa là họ đang, hoặc sẽ nghĩ đến việc mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Mặt khác, Google hướng đến người tiêu dùng đang thực sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn trong thời gian thực. Truyền thông Facebook giống như cuộc chạy đua đường trường, và nhận được một “Like” trên fanpage mới chỉ là bước đầu tiên. Sau đó, bạn phải đăng bài mới mỗi ngày, bởi vì chỉ có 15% lượng người theo dõi fanpage của bạn có cơ hội đọc được một bài đăng bất kì mà thôi. Tiếp nữa, bạn liên tục phải làm mới những chiến thuật tiếp cận khách hàng. Đến bước này, bạn sẽ “có cơ may” xây dựng được lòng tin từ phía họ. Và rồi dần dần bạn sẽ thấy sự chuyển biến. Còn Google sẽ dẫn khách hàng tới bước cuối cùng ngay khi họ đã quan tâm về sản phẩm của bạn.
Thông thường, PPC ads tốn kém hơn so với Facebook ads. Nhưng khi so sánh với lượng thời gian mà bạn phải dẫn dắt người theo dõi Facebook của bạn đến với các kênh bán hàng, Google rõ ràng là một lựa chọn sáng suốt hơn cả.
Có nên xếp FACEBOOK ADS vào lãng quên?
Hoàn toàn không. Thay vào đó bạn nên ưu tiên chi tiêu cho việc tiếp thị. Nếu bạn đang cần tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng, hãy đầu tư vào Google PPC và SEO. Sau đó, một khi công cụ Google của bạn đã được tối ưu hóa thì hãy xem xét đến chiến lược quảng cáo trên Facebook.