Thương mại điện tử trở thành mảng kinh doanh trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á

Thương mại điện tử trở thành mảng kinh doanh trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á 1

Tình hình thương mại điện tử tại Đông Nam Á

Năm 2019 chưa kết thúc, nhưng lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) của Đông Nam Á (ĐNÁ) đã đạt tổng khối lượng hàng hóa (GMV) là 38,2 tỷ đô la, chính thức vượt qua Du lịch trực tuyến để trở thành ngành hàng lớn nhất của nền kinh tế Internet. Vì vậy, những lý do gì đứng đằng sau chiến thắng này?

Các nền tảng TMĐT và các dịch vụ liên quan đã cung cấp cho khách hàng cánh cửa bước vào vào thị trường toàn cầu, với những lựa chọn không giới hạn, những mức giá gây sốc và sự tiện lợi chưa từng có. Các cửa hàng vật lý, từng là lựa chọn của khách hàng Đông Nam Á trong mọi ngành hàng, khó có thể cạnh tranh với các ưu điểm này. Trong quá trình phát triển, Thương mại điện tử thậm chí ngày càng bứt phá hơn trong việc chiếm lấy lòng trung thành của khách hàng bằng cách kết hợp những ưu đãi hấp dẫn với sự phấn khích của yếu tố giải trí.

Đọc thêm: Những nền tảng thương mại điện tử đang thống trị Đông Nam Á

Các lễ hội mua sắm quanh năm

Thương mại điện tử trở thành mảng kinh doanh trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á 1

Một điều hiển nhiên là các lễ hội mua sắm với ưu đãi hấp dẫn sẽ luôn là một lý do để khách hàng mua sắm. Ở Mỹ, Black Friday và Cyber Monday đã tạo ra một mùa cao điểm mua sắm trực tuyến vào cuối năm. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng bởi nước láng giềng Trung Quốc với hệ thống thương mại điện tử vô cùng phát triển, những ngày lễ mua sắm ở khu vực Đông Nam Á trải dài quanh năm, từ lễ hội mua sắm 618, ngày độc thân 11/11 cho đến Double 12 ngày 12/12.

Với các chương trình khuyến mãi lớn từ các nền tảng TMĐT, các lễ hội này đang dần trở nên phổ biến, nhận được sự chú ý và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Mức độ truy cập các từ khóa liên quan đến giảm giá, coupon và voucher mua sắm TMĐT đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2015 đến 2019, số liệu của Google Trends tiết lộ.

Trải nghiệm ” bán lẻ mới “

Thương mại điện tử trở thành mảng kinh doanh trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á 2

Để tăng sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng, rất nhiều công ty TMĐT lớn trong khu vực đang tích hợp giải trí vào trải nghiệm thay vì chỉ đơn thuần là một nền tảng mua sắm.

Livestream không phải là một công cụ bán hàng mới vì nó cung cấp cho khách hàng một cái nhìn cận cảnh hơn về sản phẩm, tuy nhiên, tính năng này được phổ biến rộng rãi kể từ khi các sàn TMĐT tích hợp công cụ này vào trong nền tảng của mình. Các cửa hàng có thể đăng tải những video livestream về việc mở hộp và đánh giá sản phẩm, một số thậm chí còn mời những người có ảnh hưởng để thu hút khách hàng hơn. Rút thăm may mắn, lì xì và đấu giá trực tiếp cũng tăng thêm tương tác của cửa hàng và nền tảng TMĐT trong quá trình mua hàng. Yếu tố trò chơi cũng đã được áp dụng. Khách hàng sẽ được yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ hoặc hợp tác với những người khác để giành lấy những ưu đãi hấp dẫn.

Bên cạnh sản phẩm, việc tham gia vào các hoạt động này khiến khách hàng cảm thấy được kết nối và giải trí, điều này đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định liệu họ có quay trở lại hay không. Những hành động này giúp các sàn TMĐT hiểu thêm về nhu cầu và hành vi của khách hàng, kết hợp với Machine Learning để hoàn thiện hệ thống, nền tảng và dịch vụ của họ.

Dịch vụ hậu cần phát triển

Trong vòng 4 năm bùng nổ, các công ty TMĐT đã góp phần xây dựng một mạng lưới hậu cần xuyên biên giới, cho phép họ nhập khẩu / xuất khẩu dễ dàng và đẩy nhanh quá trình vận chuyển. Thời gian giao hàng trung bình hiện tại của khu vực là 3-4 ngày và thậm chí dịch vụ giao hàng trong ngày cũng được cung cấp tại một số thành phố lớn với cơ sở hạ tầng phát triển.

Để cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, các nhà cung cấp được kiểm tra và xem xét bởi đội ngũ hậu cần của những người chơi thương mại điện tử này. Bằng cách quét ra những người bán hàng cấp thấp, người mua sẽ tự tin hơn khi mua sản phẩm trực tuyến, tạo ra một môi trường ổn định và bền vững.

Xu hướng tiêu dùng trực tuyến thay đổi

Những chiến dịch dồn dập để thúc đẩy mua sắm trực tuyến của các công ty thương mại điện tử, kết hợp với tỷ lệ thâm nhập Internet cao và dân số trẻ, am hiểu công nghệ đã góp phần thay đổi hành vi và mức chi tiêu trực tuyến của người tiêu dùng. Trước cuộc cách mạng thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến được sử dụng chủ yếu cho các mặt hàng đắt tiền. Ngày nay, lượng tiêu thụ các mặt hàng thời trang, làm đẹp và đồ gia dụng đang tăng vì người tiêu dùng đang dần coi mua sắm trực tuyến như một thói quen hàng ngày. Do đó, giá trị đơn hàng trung bình giảm trong khi tổng số đơn hàng lại tăng vô cùng tốc độ.

Kết luận

Tại Đông Nam Á, thị trường thương mại điện tử vẫn là một chiến trường cho các đối thủ đua nhau thông qua những chiến dịch, loại dịch vụ, giảm giá và quảng cáo khác nhau. Nhưng về lâu dài, việc giữ giá ổn định trong khi tạo ra lợi nhuận sẽ là một thách thức lớn khi vốn đầu tư rót vào những công ty này dần cạn.

Để lại một bình luận