Thiết kế website cần những gì?
Thiết kế website là một phần trong Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Mà các công ty muốn trở nên chuyên nghiệp, bắt buộc phải thực hiện.
Tuy nhiên, nhiều Doanh nghiệp chưa am hiểu về website, thường có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp khi muốn thiết kế một website. Bài viết này Kong Media muốn tư vấn cho khách hàng tham khảo các thông tin trước khi quyết định sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Để một website chạy được trên Internet. Doanh nghiệp cần mua tên miền (domain), hosting (lưu trữ), sau đó thuê thiết kế giao diện website.
Tên miền (domain) là gì?
Tên miền là địa chỉ Internet của website, nơi khách hàng có thể truy cập website của Doanh nghiệp. Mỗi tên miền có mức giá khác nhau. Khách hàng có thể liên hệ để được tư vấn tốt hơn về giá các loại tên miền.
Tên miền có nhiều loại, được phân làm 2 loại chính là Tên miền Việt Nam và Tên miền quốc tế. Trong đó tên miền Việt Nam là tên miền được pháp luật nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bảo vệ, trong các trường hợp tranh chấp và mất tên miền, chủ thể hoàn toàn được bảo vệ và khôi phục tên miền.
Tìm hiểu thêm: Đăng ký tên miền
Đăng ký tên miền và thiết kế website xong cần làm gì?
- Đối với tên miền Việt Nam (.com.vn, .vn,…), thì Doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo website với Bộ Công Thương để đảm bảo website hoạt động hợp lệ, và không bị phạt.
- Đối với tên miền quốc tế (.com, .net, …), Doanh nghiệp cần thông báo với VNNIC là trung tâm Internet Việt Nam. Đây là các yêu cầu bắt buộc mà Doanh nghiệp cần tuân thủ.
Hosting (Lưu trữ) là gì?
Hosting là nơi lưu trữ mã nguồn (source code) và cơ sở dữ liệu (database) của website. Tùy theo mục đích sử dụng và Doanh nghiệp sẽ mất chi phí khác nhau.
Hosting gồm nhiều loại, bao gồm:
- Share Hosting: Là các gói lưu trữ được chia từ một máy chủ, dành riêng cho các gói website nhỏ, mức độ truy cập thấp và tính bảo mật không cao.
- VPS: Còn được gọi là máy chủ ảo, quản trị viên có thể cài các hệ điều hành, thiết lập bảo mật cho các website mức trung bình. VPS được tạo từ 1 hoặc nhiều máy chủ vật lý bằng cách chia nhỏ thành nhiều VPS.
- Dedicated Server: Là các máy chủ chuyên dụng, máy chủ vật lý, quản trị viên có toàn quyền quản lý, dành cho các website lớn.
Mã nguồn (Source code) là gì?
Mã nguồn là một dạng phần mềm quản lý website, nó cho phép quản trị viên thao tác thêm, sửa, xóa nội dung và tải lên các tệp tin trên website.
Mã nguồn website phổ biến nhất hiện nay là WordPress, được viết bởi PHP và MySQL, với hơn 23% tổng số website trên toàn thế giới sử dụng.
Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu về khả năng tùy biến, mức độ bảo mật cũng như tối ưu mà Doanh nghiệp có thể lựa chọn các loại mã nguồn khác nhau hoặc nền tảng, ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Đối với các website cần sự linh hoạt, xây dựng nhanh và không yêu cầu quá cao về tính bảo mật thì có thể sử dụng PHP, nhất là WordPress. Chi phí thiết kế và vận hành khá rẻ, phù hợp với hầu hết doanh nghiệp.
Đối với các website cần sự chặt chẽ về dữ liệu, công nghệ ở mức khá thì có thể sử dụng ASP.NET của Microsoft, đây là một Framework khá tốt, hiện phổ biến nhất cho các website thuộc các Sở, ban ngành, đơn vị nhà nước tại các tỉnh sử dụng. Chi phí thiết kế ở mức trung bình từ vài chục, đến vài trăm triệu.
Đối với các website cần tính bảo mật cao, dữ liệu có tính chặt chẽ và khả năng xử lý dữ liệu lớn, thì JSP (Java) là bắt buộc. Java được sử dụng phổ biến cho các website thuộc bộ, cục và đơn vị nhà nước cấp cao hơn tỉnh bởi chi phí thiết kế và vận hành rất cao, có thể vài trăm đến hàng tỉ đồng.
Ngoài ra, một số ngôn ngữ, nền tảng công nghệ khác như NodeJS, Ruby, Python,..cũng được sử dụng nhưng không phổ biến hoặc vẫn ở dạng thử nghiệm.
Database (CSDL) là gì?
Cơ sở dữ liệu là nơi lưu trữ dữ liệu của website gồm các nội dung text, hình ảnh, tệp tin (có thể là đường dẫn tệp tin).. Các loại CSDL phổ biến gồm: MySQL, SQL Server, PostgreSQL.
Một số CSDL khác như MongoDB, NoSQL,…cũng được dùng khá phổ biến hiện nay.
Thiết kế giao diện website
Hiện nay, có rất nhiều giao diện website với nhiều tính năng chuyên nghiệp có sẵn, với mức giá khá rẻ, Doanh nghiệp có thể lựa chọn. Tuy nhiên, tùy nhu cầu và mong muốn, Doanh nghiệp có thể yêu cầu thiết kế giao diện mang bản sắc riêng, đồng bộ với bộ nhận diện thương hiệu riêng của Công Ty.
Quy trình thiết kế giao diện website
Một giao diện website sẽ bao gồm 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1 – Wireframing & Prototyping: Xây dựng khung sườn bố cục cho website
Trong quá trình thiết kế tương tác người dùng, Wireframing cho phép bạn tạo ra các hệ thống phân cấp thông tin trong thiết kế của bạn. Nó giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch cho bố cục để trang web của bạn thân thiện và kết nối với người dùng. Nó đặc biệt hữu ích cho thiết kế web đáp ứng (responsive web design) vì nó cho phép bạn tạo ra một trang web có tính năng sẽ xuất hiện một cách hợp lý, có thể sử dụng được trên bất kỳ thiết bị nào.
Tìm hiểu thêm: Wireframing & Prototyping
Bước 2 – Thiết kế PSD (Photoshop): Thiết kế website với photoshop hoặc illustrator
Từ bố cục cơ bản, designer sẽ thực hiện bước thiết thế giao diện website trên Photoshop. Giao diện PSD sẽ giúp lập trình viên cũng như khách hàng nhìn thấy chính xác những gì mà website sẽ thể hiện thông qua việc sử dụng màu sắc, phông chữ, sắp xếp nội dung.
Bước 3 – Cắt mẫu HTML: Chuyển các tệp PSD thành các file HTML
Các coder tiếp nhận các tệp PSD từ designer, và tiếp hành việc tách cách layer từ file thiết kế chuyển thành hình ảnh, từ đó có thể code mã HTML tạo thành các tệp HTML. Với các tệp HTML này, coder có thể triển khai trên nhiều loại mã nguồn khác nhau.
Từ bước 1 đến bước 3 đòi hỏi sự sáng tạo, việc xây dựng một giao diện website phải tuân thủ nhiều quy tắc không chỉ là tạo một giao diện đẹp, nó đòi hỏi tự tối ưu về hình ảnh và bố cục, cùng với việc tương thích với đa thiết bị.
Bước 4 – Viết giao diện: Tức là chuyển các tệp HTML thành các tệp Template (tệp mẫu)
Coder tiến hành chuyển các tệp HTML thành tệp mẫu, các tệp mẫu có thể là các tệp PHP, JSP, TPL hoặc bất kỳ tệp nào đó mà Coder sử dụng để có thể chạy được trên mã nguồn của mình.
Bước 4 đòi hỏi nhiều về logic, bởi việc sử dụng các ngôn ngữ động đòi hỏi tính logic để chức năng và giao diện được khớp với nhau và hoạt động tối ưu nhất.
Chăm sóc website
Sau khi thiết kế website, Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật nội dung lên website, tối ưu cho các công cụ tìm kiếm (SEO), thiết lập các chiến dịch quảng cáo để tiếp cận được nhiều khách hàng từ Internet.
Cập nhật nội dung website
Cập nhật nội dung lên website là điều bắt buộc, nhưng ít Doanh nghiệp chú trọng vấn đề này. Website thiếu nội dung cập nhật sẽ không được Google để ý, đồng thời khó tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
Khách hàng cần đọc nhiều thông tin mới từ Doanh nghiệp hơn, và sẽ trở lại website nhiều hơn nếu website cung cấp thường xuyên nhiều thông tin hay hướng đến những độc giả quan tâm.
Tìm hiểu thêm: Content Marketing
SEO Website
SEO website là quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Nhưng, kết quả mang lại rất to lớn cho Doanh nghiệp.
Việc website của Doanh nghiệp đạt các thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm, không chỉ đem lại khách hàng, còn gia tăng uy tín cho Doanh nghiệp, thể hiện sự tin tưởng và chuyên nghiệp.
Tìm hiểu thêm: SEO Website
Quảng Cáo Google và Facebook
Bước đầu tiên, ngay sau khi thiết kế website, Doanh nghiệp cần phân bổ ngân sách để quảng bá website của mình thông qua 2 kênh quảng cáo tốt nhất hiện nay là Google và Facebook.
Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay, hơn 90% người dùng tại Việt Nam, tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ thông qua Google. Hơn thế nữa, ngày nay hành vi khách hàng cũng đã thay đổi, khách hàng có xu hướng tìm kiếm trên Google trước khi quyết định mua sắm hoặc lựa chọn dịch vụ. Do đó, đừng bỏ lỡ cơ hội tiếp cận khách hàng thông qua Google.
Tìm hiểu thêm: Quảng cáo Google
Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới, với hơn 2 tỉ người dùng, trong đó có tới 50 triệu người dùng tại Việt Nam. Đó là một môi trường béo bở cho Doanh nghiệp, bởi việc tiếp cận khách hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Xây dựng một chiến lược quảng cáo hiệu quả trên Facebook, sẽ giúp Doanh nghiệp không chỉ tiếp cận được khách hàng nhiều hơn, mà Thương hiệu của Doanh nghiệp có khả năng lan tỏa tốt hơn.
Tìm hiểu: Quảng cáo Facebook