Yếu tố xếp hạng là 1 trong các chủ đề mà người làm SEO quan tâm nhất vì hiểu được bản chất này thì SEO mới tinh gọn và hiệu quả. Là 1 doanh nghiệp SMB bạn càng phải tập trung vào chủ đề này để hiểu và đầu tư SEO hiệu quả. Hơn 20 năm từ khi ra mắt chủ đề này đã và sẽ không bao giờ chính xác 100% vì người làm SEO luôn muốn tìm ra còn Google người làm giải thuật thì không muốn tiết lộ quá chính xác. Giữa rất nhiều bài viết hay đội ngũ SEO Tinh Gọn chọn 1 bài dịch đáng tin nhất dựa trên số dữ liệu thống kê đó là bài của Ahref vì hiện nay đây là công ty cung cấp phần mềm SEO có lượng dữ liệu thu thập lớn hàng đầu trên thế giới. (Lượng dữ liệu Ahref đang lưu trữ).
Mời DN theo dõi và ủng hộ đội ngũ dịch thuật (like share):
Link bài gốc: https://ahrefs.com/blog/google-ranking-factors/
Hầu hết các danh sách yếu tố xếp hạng tìm kiếm của Google thường rất dài. Các danh sách này thường tập trung vào việc liệt kê các yếu tố được công bố thay vì tập trung vào những yếu tố thực sự quan trọng.
Hôm nay chúng tôi sẽ có một hướng tiếp cận khác. Thay vì liệt kê hơn 200 yếu tố xếp hạng, bài viết sẽ chỉ nói về 10 yếu tố mà chúng tôi nghĩ rằng chúng xứng đáng được chú ý.
GHI CHÚ: Danh sách này gồm các yếu tố xếp hạng trực tiếp và gián tiếp. Bài viết không phân biệt giữa 2 nhóm khác nhau này, vì mục tiêu cuối cùng đều là đem đến thứ hạng cao trên Google chứ không cần để ý về mặt ngữ nghĩa.
Nội dung
- Backlinks: Uy Tín Từ Những Lá Phiếu Bầu (Importances Factors)
- Freshness ( Sự tươi mới )
- Topical authority
- Search intent (Mục đích tìm kiếm)
- Content depth (Độ sâu nội dung)
- Page speed (Tốc độ trang)
- HTTPS
- Mobile-friendliness (Thân thiện với di động)
- User experience (Trải nghiệm người dùng)
- Content accuracy (Độ chính xác của nội dung)
- KẾT LUẬN
Backlinks: Uy Tín Từ Những Lá Phiếu Bầu (Importances Factors)
Backlink được xem là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất.
Vì sao chúng ta biết được điều này? Backlinks tạo thành nền tảng của Pagerank, là nền tảng của thuật toán xếp hạng Google. Và trước khi bạn đưa ra quan điểm rằng PageRank đã cũ rồi, Gary Illyes của Google đã xác nhận rằng PageRank vẫn được sử dụng vào năm 2018.
Từ nghiên cứu độc lập cũng xác nhận mối quan hệ giữa Backlink và traffic tự nhiên ( organic traffic ), sau khi chúng tôi tìm hiểu trên hàng tỷ trang web.
Tuy nhiên, không phải tất cả Backlink đều giống nhau.
Có nhiều yếu tố góp phần tạo nên sức mạnh thay đổi lớn của một Backlink, hai nhân tố quan trọng nhất là Sự liên quan ( Relevance ) và Độ uy tín ( Authority ).
1.1 Sự liên quan ( Relevance )
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang tìm kiếm nhà hàng Ý tốt nhất trong thành phố của mình. Bạn hỏi lời khuyên từ hai người bạn: Một là đầu bếp, người còn lại là bác sĩ thú y. Bạn tin tưởng lời khuyên của ai?
Chắc hẳn là đầu bếp vì họ có kinh nghiệm với ẩm thực Ý.
Còn nếu bạn đang tìm kiếm lời khuyên về thức ăn cho chó, thì sẽ là ngược lại.
Ví dụ trên thực sự diễn ra trên web một cách tương tự. Những liên kết đến từ các website hoặc trang có sự liên quan sẽ đem lại giá trị tốt nhất.
1.2 Độ uy tín ( Authority )
Những liên kết ( Backlinks ) đến từ các trang mạnh trên các website mạnh có xu hướng đem lại sự thay đổi lớn nhất.
Bạn có thể đánh giá sức mạnh của một tên miền hoặc trang web bằng cách xem chỉ số Domain Rating và URL Rating qua công cụ Site Explorer của Ahrefs.
1.3 Tiếp Theo Nên Làm Gì
- Xây dựng nhiều liên kết chất lượng để tăng thứ hạng cao hơn.
- Chú trọng chất lượng hơn số lượng
Bình luận của STG:
Có lẽ không phải bàn cãi nhiều về yếu tố này vì 20 năm nay đã nhiều lần Google muốn bỏ yếu tố này ra nhưng không thành công. Một cách dễ hiểu hơn cho DN backlink chính là một trong các cách Google đánh giá độ uy tín (authority) của website, thương hiệu đó. Một backlink từ 1 website khác sẽ như 1 lá phiếu đánh giá sự phổ biến của website; các là phiếu từ những website uy tín càng lớn thì càng giá trị.
Đó là lý do mà thuở sơ khai của ngành SEO và các dịch vụ SEO mũ đen “mì ăn liền” rất chú trọng xây dựng backlink hàng loạt, tự động hóa còn Google thì cập nhật liên tục giải thuật chống backlink spam – gần đây nhất phần thắng nghiêng về Google sau việc áp dụng trí tuệ nhân tạo thành công.
Freshness ( Sự tươi mới )
Freshness là một yếu tố xếp hạng phụ thuộc vào truy vấn, nghĩa là nó sẽ quan trọng hơn với một số truy vấn so với các truy vấn khác.
Ví dụ, khi bạn tìm từ “tin bóng đá”, tất cả các kết quả hiện ra đều có thời gian mới, Google thậm chí còn hiển thị một danh sách “Top Stories” với những kết quả chỉ mới xuất bản vào vài giờ trước.
Điều này xảy ra vì Google hiểu được người tìm kiếm muốn xem tin tức mới nhất.
Ở những truy vấn khác, Freshness vẫn đóng vai trò nhưng ít quan trọng hơn.
Ví dụ bạn tìm kiếm từ “kem trị nám tốt nhất”
Bởi vì các công ty chỉ ra mắt các loại mới theo một khoảng thời gian, do đó một gợi ý được đánh giá vào tháng trước sẽ tốt hơn là mới hôm nay. Google biết điều này nên sẽ ưu tiên hiển thị kết quả được đăng vào nhiều tháng trước hơn.
Với một truy vấn như “hướng dẫn cách pha nước chanh”, freshness ( sự tươi mới ) hầu như không quan trọng bởi vì quá trình pha nước chanh là không thay đổi. Một hướng dẫn vào 10 năm trước vẫn có thể tốt như một hướng dẫn được đăng hôm qua.
Điều này giải thích tại sao Google xếp hạng cả những trang mới và cũ trên Top 5 kết quả tìm kiếm.
HÀNH ĐỘNG
Tham khảo kết quả tìm kiếm để đánh giá mức độ quan trọng của sự tươi mới cho từ khóa mục tiêu của bạn.
- Nếu freshness (sự tươi mới) là quan trọng, hãy thường xuyên cập nhật các trang/ bài viết, hoặc thường xuyên xuất bản các bài viết mới về chủ đề để theo kịp nhu cầu tìm kiếm.
- Nếu freshness (sự tươi mới) quan trọng nhưng không nhiều, hãy cập nhật trang của bạn thường xuyên và làm mới khi thứ hạng bắt đầu giảm.
- Nếu freshness (sự tươi mới) ít quan trọng, tập trung mọi nỗ lực vào việc tạo ra hướng dẫn tốt nhất cho chủ đề.
Bình luận của STG:
Có thể thấy rằng, sự tươi mới là yếu tố đánh giá dựa vào thói quen lựa chọn của người tìm kiếm. Thông thường mỗi cá nhân có xu hướng muốn được biết những thông tin mới nhất, hiểu được điều này, Google cũng ưu tiên lựa chọn những kết quả có thời gian mới nhất. Do đó, khi tối ưu các bài viết cũ, bạn cũng nhớ lưu ý cập nhật lại thời gian Xuất bản bài viết để Google ghi nhận nhé. Tuy nhiên, một điều mà STG muốn lưu ý đến bạn là không phải bất cứ từ khóa nào cũng đều cần phải cập nhật như trên, hãy chú ý chọn lọc từ khóa phù hợp để có hành động chính xác nhé.
Topical authority
Google muốn xếp hạng những trang từ các nguồn có chuyên môn, và yếu tố này được đánh giá trên cả Backlinks.
Làm cách nào để biết điều đó?
Nhìn vào ví dụ về kết quả tìm kiếm từ khóa “chăm sóc mẹ sau sinh”.
Nếu chỉ nhìn vào số liệu, sẽ rất khó để tìm ra lý do tại sao website ở vị trí thứ 3 (carewithlove.com.vn) lại vượt trên 2 website ở vị trí thứ 4 và 5 ( suckhoedoisong.vn và eva.vn ) dù có số Backlink, điểm UR ( URL Rating ) cũng như độ uy tín về website thấp hơn.
Tuy nhiên nếu truy cập vào các web này, ta có thể nhận thấy trang web ở vị trí thứ 3 (carewithlove.com.vn) là website chuyên về “chăm sóc mẹ bầu, sau sinh và bé sơ sinh” , còn website ở vị trí thứ 4 + 5 ( suckhoedoisong.vn và eva.vn ) là các web về tin tức tổng hợp – 1 tin tức sức khỏe và 1 tin tức về thế giới phụ nữ.
Theo cách nói khác, Website ở vị trí thứ 3 có được nội dung mà chúng ta gọi là “Topical Authority”.
Dưới đây là một ví dụ khác khi tìm kiếm từ khóa “how to clean a dishwasher” ( cách làm sạch máy rửa chén ).
Nếu dựa trên số liệu, kết quả đầu tiên không thể vượt qua vị trí thứ hai ở dưới. Nó yếu hơn nếu xét về những yếu tố SEO truyền thống.
Lý do có sự thay đổi vị trí xếp hạng này có thể do web đã đạt được “Topical Authority”. Bài viết chỉ tập trung vào việc làm sạch máy rửa chén, trong khi bài vị trí thứ 2 tập trung rộng hơn vào việc dọn dẹp căn phòng.
Tuy nhiên, có bằng chứng cụ thể nào chứng minh “Topical Authority” có ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa không?
Tất nhiên là có!
Đầu tiên, trong “Hướng dẫn về việc đánh giá chất lượng các kết quả tìm kiếm” của Google có đề cập đến yếu tố gọi là E-A-T. Ba ký tự này là viết tắt của cụm từ “expertise” (chuyên môn), “authoritativeness” (ủy quyền), và “trustworthiness” (đáng tin cậy).
Có thể hơi điên rồ, nhưng chúng tôi khá chắc chắn rằng không có trang web nào có thể chứng minh cả ba điều này cho mọi chủ đề.
Đó có lẽ là lý do tại sao “Hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu SEO” của Google đã nói rằng:
“Hãy tạo lập và xây dựng danh tiếng về chuyên môn và sự tin cậy trong một lĩnh vực cụ thể”
Ghi Chú: E‑A-T không phải là một yếu tố xếp hạng trực tiếp, nhưng các giải thuật Google được thiết kế để xếp hạng những trang web chứng minh được E-A-T.
Thứ hai, các trang trên các Website tập trung chặt chẽ vào một chủ đề cụ thể sẽ có nhiều liên kết nội bộ (internal links) hơn từ các trang về những điều tương tự. Liên kết nội bộ đến các trang không chỉ làm tăng độ uy tín của trang mà còn giúp Google hiểu những gì mà trang này đang nói.
Thứ ba, có bằng chứng về đề xuất cho thấy rằng sự cho phép nhận thức của một trang web phụ thuộc vào truy vấn trong bằng sáng chế này của Google. Bill Slawski giải thích thêm ở đây.
HÀNH ĐỘNG
Đừng xuất bản những nội dung về bất cứ thứ gì hay về mọi thứ. Hãy chỉ tập trung và xây dựng độ danh tiếng trong một lĩnh vực cụ thể (ví dụ laptop, không chỉ về công nghệ). Bạn có thể mở rộng nhánh ra vào thời điểm sau này.
Bình luận của STG:
Đây là một yếu tố giúp cho những trang web mặc dù không có đủ sức mạnh về độ Uy tín hay lượng Backlink, nhưng có thể vượt qua các đối thủ mạnh hơn dựa vào nền tảng nội dung chuyên môn toàn trang. Thông tin này khá hữu ích dành cho những Website mới thành lập hoặc có sức mạnh yếu, thay vì tập trung quá mức vào các yếu tố xây dựng sức mạnh website ( UR, backlinks,…) thì chỉ cần lựa chọn đúng mảng nội dung và tập trung xây dựng một danh tiếng chuyên môn cụ thể cho mảng nội dung đó, website cũng sẽ được Google đánh giá và xếp hạng tốt hơn.
Search intent (Mục đích tìm kiếm)
Google không xếp hạng cùng một loại nội dung trong mỗi truy vấn.
Ví dụ, một người tìm kiếm cho từ khóa “mua máy lạnh online” với mục đích là mua sắm. Họ muốn thấy những sản phẩm mà có thể đặt mua, đó là lý do Google hiển thị những danh mục sản phẩm trên các trang Thương Mại Điện Tử.
Một ví dụ khác, khi bạn tìm kiếm từ khóa “hướng dẫn cách chụp ảnh đẹp” – là từ khóa về kiến thức hướng dẫn, không phải là mua hàng. Đó là lý do Google hiển thị các bài viết Blog.
Phân tích các thứ hạng đầu trong kết quả tìm kiếm hiện tại, “4 Chữ C của Mục đích tìm kiếm” là một cách tuyệt vời để hiểu được những điều cơ bản trong việc tối ưu nội dung cho một truy vấn tìm kiếm.
4 chữ C này gồm có:
Content style
“Content style” là phong cách chính của nội dung trong kết quả tìm kiếm. Hầu hết thường là dạng trang trên website, thỉnh thoảng là dạng Video.
Ví dụ: Bạn tìm kiếm từ khóa “Mở hộp giày Adidas”.
Bạn sẽ thấy hầu như không có một trang của Website nào xuất hiện trong trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Nếu bạn muốn xếp hạng, bạn sẽ cần phải tạo và tối ưu hóa dưới dạng Video.
Content type
“Content types” ( Loại nội dung) gần như luôn rơi vào một trong bốn nhóm: blog posts (bài viết), product (sản phẩm), category (danh mục), và landing pages (trang đích).
Ví dụ, các kết quả đầu tiên khi tìm kiếm từ khóa “mua smartphone” đều là các trang danh mục (category) Thương mại điện tử:
Với từ khóa “mua iphone 11”, hầu như là các trang Sản phẩm (product):
Content format
“Content format” ( Định dạng nội dung) áp dụng chủ yếu cho nội dung thông tin. Cách làm (How-tos), bảng liệt kê (listicles), hướng dẫn (tutorials), bài viết tin tức (news articles) và ý kiến (opinion pieces) là tất cả các ví dụ về các định dạng phổ biến.
Ví dụ: kết quả tìm kiếm từ khóa “mẹo tiết kiệm tiền mua nhà” đều là dạng liệt kê:
Kết quả “thị trường nhà đất đầu năm” đều là các Ý kiến:
Content angle
“Content angle” (Nội dung triển khai) là Lợi điểm bán hàng của nội dung, và có một ưu thế nhất định trong kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: các thứ hạng đầu của kết quả tìm kiếm từ khóa “hướng dẫn chơi chứng khoán” được nhắm đến đối tượng “người mới bắt đầu”:
HÀNH ĐỘNG
Hãy nỗ lực sắp xếp nội dung của bạn dựa vào “Search Intern” (Mục đích tìm kiếm).
Bình luận của STG:
Làm sao để lựa chọn trang đích phù hợp với một từ khóa cụ thể hay một nhóm từ khóa? yếu tố trên chính là hướng dẫn để giúp bạn tìm ra hoặc tạo nên những trang đích phù hợp. Chỉ cần phân tích về mục đích tìm kiếm của người dùng thông qua từ khóa, bạn sẽ có thể xây dựng nên những loại nội dung phù hợp và có khả năng được xếp hạng trên kết quả tìm kiếm.
Content depth (Độ sâu nội dung)
Google muốn xếp hạng kết quả hữu ích nhất cho mỗi truy vấn, vì vậy, chìa khóa chính là bao quát mọi thứ mà người tìm kiếm muốn biết.
Tuy nhiên, điều này không chỉ là về chiều dài nội dung. Nội dung dài không phải lúc nào cũng tốt.
Ở đây là việc bao gồm những gì quan trọng đối với người tìm kiếm và những gì họ mong đợi để xem.
Ví dụ, khi tìm kiếm “thương hiệu đồng hồ tốt nhất.”
Rõ ràng rằng khi phân tích, ý định của người dùng khi tìm kiếm chính là muốn một danh sách những chiếc đồng hồ đắt nhất và thương hiệu của nó. Tuy nhiên, điều đó cũng không nói lên điều gì quan trọng trong nội dung, vì vậy hãy nhìn vào điểm tương đồng giữa các trang ở thứ hạng đầu.
Đầu tiên, tất cả đề đề cập đến giá:
Điều này mang lại ý nghĩa, người tìm kiếm rõ ràng đang trong thị trường tìm một chiếc đồng hồ mới, và mọi người đều có một khoản ngân sách nhất định.
Thứ hai, tất cả đều đề cập đến những chiếc đồng hồ từ những thương hiệu nổi tiếng như Rolex:
Điều này cũng mang lại ý nghĩa rằng khó có thể tưởng tượng một danh sách về đồng hồ xa xỉ mà không nhắc đến Rolex.
Thứ ba, tất cả đều nói về thông số kỹ thuật như đường kính và độ dày:
Nếu bạn muốn được xếp hạng cho truy vấn tìm kiếm này, bạn cũng nên nói về những vấn đề như trên.
Đây không phải là copy (sao chép) những bài khác y hệt, chỉ là dựa theo những điểm tương đồng giữa các thứ hạng đầu trong kết quả tìm kiếm, để hiểu được điều gì là quan trọng đối với người tìm kiếm.
Bạn cũng có thể lấy manh mối từ Khung “People also ask” để tìm ra những gì quan trọng đối với người tìm kiếm.
… và bảng “related searches” ở cuối trang:
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ “Ahrefs’ Content Gap” để xem những truy vấn nào các trang xếp hạng hàng đầu cũng đạt thứ hạng tương tự. Chỉ cần dán vào một vài URL xếp thứ hạng đầu và nhấn “Show keywords”.
HÀNH ĐỘNG
Lấy manh mối từ các trang xếp thứ hạng đầu để tạo nội dung hữu ích. Nghiên cứu các câu hỏi khác mà người tìm kiếm muốn có câu trả lời và tận dụng chúng một cách phù hợp.
Bình luận của STG:
Đây là lời cảnh tỉnh cho những ai giữ suy nghĩ sai lầm rằng chỉ cần Nội dung dài là đều được xếp hạng tốt. Đôi khi một bài viết ngắn, nhưng chỉ cần bạn thể hiện đủ nội dung mà người đọc cần trong bài viết thì sẽ được Google đánh giá và xếp hạng. Lúc này vai trò của việc phân tích hành vi người dùng sẽ được sử dụng, thay vì đặt những bài viết với tiêu chí 1000 hay 2000 từ, hãy đưa ra được một cấu trúc nội dung phù hợp, trong đó thể hiện được những gì mà người tìm kiếm muốn biết nhé.
Page speed (Tốc độ trang)
Page speed (Tốc độ trang) là một yếu tố xếp hạng kể từ năm 2010, thời điểm này nó chỉ ảnh hưởng đến 1% các truy vấn tìm kiếm trên máy tính.
Điều này thay đổi vào năm 2018 khi Google mở rộng yếu tố xếp hạng dành cho các tìm kiếm trên thiết bị di động.
Tuy nhiên, đến bây giờ, yếu tố này chỉ ảnh hưởng “một phần trăm nhỏ trên các truy vấn” và chỉ là vấn đề chủ yếu đối với các trang “đem đến trải nghiệm chậm nhất cho người dùng”.
Đây là một điểm quan trọng. Việc đánh bại các đối thủ cạnh tranh bởi tốc độ hơn vài mili giây không phải là trọng tâm. Nó nói thêm về việc đảm bảo rằng trang web của bạn đủ nhanh để không ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng.
Vậy cần nhanh như thế nào thì được?
Năm 2018, Google đã nói rằng các trang di động nên hiển thị nội dung cho người dùng dưới ba giây và TTFB (Time to First Byte) nên dưới 1,3 giây.
Họ cũng nói rằng tổng dung lượng của 1 trang trên website ở chế độ di động nên dưới 500kb.
Tuy nhiên, John Mueller của Google cho biết chỉ vài tháng trước rằng TTFB không được sử dụng cho mục đích xếp hạng tìm kiếm, vì vậy hãy thực hiện các hướng dẫn này nhưng không nên tin tưởng hoàn toàn.
Nếu bạn lo ngại về tốc độ trang, hãy kiểm tra báo cáo Tốc độ (Speed report) trong Google Search Console. Báo cáo này sẽ cho thấy những trang nào của bạn tải chậm trên máy tính và thiết bị di động.
GHI CHÚ. Báo cáo tốc độ trong Google Search Console hiện tại là báo cáo thử nghiệm. Do đó, khi thực hiện các khuyến nghị cũng không nên tin tưởng hoàn toàn.
HÀNH ĐỘNG
Hãy chắc chắn rằng các trang trên Website của bạn có tốc độ tải đủ nhanh đối với người dùng.
Bình luận của STG:
Đến nay vẫn có nhiều tranh cãi về việc Tốc độ tải trang có tác dụng nhiều với việc Google xếp hạng cho các kết quả tìm kiếm hay không? Theo nhận định của STG, dù có ảnh hưởng nhiều hay không thì việc website bạn có tốc độ nhanh sẽ đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, và giữ chân người dùng lâu hơn. Vì vậy, nếu website quá chậm thì hãy cố gắng cải thiện, tuy nhiên cũng không nên tập trung quá nhiều thời gian và tài nguyên chỉ để xoay quanh mỗi một yếu tố này.
HTTPS
HTTPS cải thiện bảo mật cho khách truy cập bằng cách mã hóa dữ liệu giữa trình duyệt và máy chủ.
Vào năm 2014, Google đã thông báo HTTPS như một tín hiệu ảnh hưởng rất nhẹ đến ít hơn 1% các truy vấn toàn cầu. Kể từ đó, Google đã tăng cường cam kết với HTTPS và hiện hiển thị cảnh báo “không bảo mật” (Not secure) trên trình duyệt Chrome khi bạn truy cập một trang không được mã hóa.
Nếu bạn có những trang có nhập dữ liệu nhưng không bảo mật, bạn cũng có thể nhận được email cảnh báo từ Google Search Console.
Bất chấp những điều trên, HTTPS vẫn là một yếu tố xếp hạng nhẹ, như được xác nhận bởi John Mueller vào đầu năm 2019.
Lý do mà chúng tôi đề cập đến là vì nó dễ cài và nhanh chóng.
HÀNH ĐỘNG
Cài đặt một chứng chỉ bảo mật SSL để giúp website của bạn an toàn hơn. Bạn có thể tìm thấy ở LetsEncrypt.
Bình luận của STG:
Hiện tại hầu như các trang chưa được mã hóa Https đều sẽ bị cảnh bảo cũng như chặn truy cập trên trình duyệt Chrome của Google, bên cạnh đó cách cài cũng đơn giản, đa phần các nhà cung cấp domain hoặc hosting đều đã có tích hợp sẵn chứng chỉ bảo mật miễn phí dành cho khách hàng. Do đó, lời khuyên của STG là hãy cài đặt HTTPS cho website của mình đầu tiên nhé.
Mobile-friendliness (Thân thiện với di động)
Gần hai phần ba các tìm kiếm diễn ra trên thiết bị di động, do đó, không có gì ngạc nhiên khi Google biến Mobile-friendliness (tính thân thiện với thiết bị di động) thành một yếu tố xếp hạng cho các tìm kiếm di động trong năm 2015.
Sau đó, vào tháng 7 năm 2019, khi Google chuyển sang index và xếp hạng dựa trên phiên bản trên di động trước (mobile-first indexing), họ biến nó cũng trở thành một yếu tố xếp hạng cho các tìm kiếm trên máy tính.
Làm sao bạn biết được tính thân thiện với thiết bị di động (mobile-friendly) trên website của bạn như thế nào?
Bạn có thể kiểm tra qua báo cáo “Khả năng sử dụng di động” ( “Mobile Usability” report ) trong Google Search Console.
Báo cáo này sẽ thông báo cho bạn nếu có bất kỳ trang nào của bạn có vấn đề thân thiện với thiết bị di động.
HÀNH ĐỘNG
Hãy đảm bảo rằng mỗi trang trên Website của bạn đều thân thiện với di động.
Bình luận của STG:
Nhiều người hầu như không để ý hoặc bỏ qua yếu tố này khi SEO cho website của mình. Yếu tố thân thiện với di động theo STG đánh giá sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn theo xu hướng sử dụng thiết bị di động ngày càng nhiều hiện nay của người dùng. Do đó, luôn chú ý kiểm tra các báo cáo từ Google cũng như tối ưu website của mình cả trên phiên bản máy tính lẫn di động đồng thời nhé.
User experience (Trải nghiệm người dùng)
Google muốn xếp hạng những nội dung cung cấp cho khách truy cập trải nghiệm tích cực.
Điều này không chỉ rõ ràng, mà những hành động tìm kiếm khổng lồ trong những năm qua đã chứng minh điều đó.
Ví dụ: vào năm 2016, Google đã thông báo rằng các trang có quảng cáo xen kẽ bên trong (ví dụ: cửa sổ bật lên (pop-ups),…) có thể không được xếp hạng cao như những trang cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.
“Hướng dẫn cho người mới bắt đầu SEO” (SEO starter guide) của Google cũng nói rằng:
Bạn nên xây dựng một trang web để mang lại lợi ích cho người dùng của bạn và bất kỳ sự tối ưu hóa nào cũng sẽ hướng đến việc làm cho trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Nhưng điều gì đóng góp tốt hơn vào trải nghiệm người dùng?
Dưới đây là một số gợi ý của Google:
- Nội dung dễ đọc;
- Site được tổ chức tốt;
- Nội dung thú vị và hữu ích;
- Thiết kế tương thích với mọi kích thước và màn hình thiết bị hiển thị;
- Không có quảng cáo xâm nhập;
- Trang web được thiết kế xoay quanh nhu cầu của người dùng.
Có rất nhiều cuộc tranh luận trong cộng đồng SEO về cách Google có thể đo lường mức độ hài lòng của người dùng. Các lý thuyết phổ biến bao gồm phân tích các số liệu như tỷ lệ nhấp (CTR), thời gian dừng (dwell time), thời gian trên trang (time on page) và tỷ lệ thoát (bounce rate).
Google đã nộp nhiều bằng sáng chế, trong đó mô tả tỷ lệ nhấp (CTR) và các tín hiệu hành vi khác có thể được sử dụng để ảnh hưởng đến thứ hạng của công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, công ty vẫn kiên quyết rằng các yếu tố này quá ồn ào và không đáng tin cậy để sử dụng.
Nhiều chuyên gia SEO không đồng ý, nhưng dẫn chứng của họ lại không hoàn toàn đúng.
Vì vậy, nhận định của chúng tôi là:
Không ai biết làm thế nào Google đo lường sự hài lòng của người dùng, nhưng họ có thể có cách của họ. Vì vậy, thay vì theo đuổi các số liệu tùy ý như thời gian dừng, hãy tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm tổng thể tuyệt vời cho khách truy cập.
HÀNH ĐỘNG
Làm cho trang web của bạn thân thiện với người dùng. Xóa bỏ những phiền toái, sắp xếp nội dung một cách logic, viết cho dễ đọc và kết hợp thực hiện nghiên cứu. Hãy làm mọi thứ trong khả năng của bạn để trở thành kết quả tốt nhất cho từ khóa mục tiêu của bạn.
Bình luận của STG:
Yếu tố trải nghiệm người dùng tuy vẫn chưa rõ có ảnh hưởng nhiều hay ít đến thứ hạng kết quả tìm kiếm, nhưng đây là yếu tố giúp tăng chuyển đổi của người dùng khi truy cập vào website của bạn. Việc giữ chân người đọc qua nội dung, cộng với giao diện thân thiện và các yếu tố khác sẽ góp phần đem lại sự hài lòng và tiện lợi đối với khách truy cập, dẫn đến hành vi cuối là mua hàng hoặc sẽ quay lại trang Web, đề xuất giới thiệu với xung quanh họ. Đây là một yếu tố quan trọng cần lưu ý và nên được phân tích, tối ưu thường xuyên dựa vào hành vi người dùng trên web nhé.
Content accuracy (Độ chính xác của nội dung)
Google luôn theo đuổi mục tiêu xếp hạng các kết quả chính xác cho mọi truy vấn.
Ví dụ: Thử tưởng tượng khi bạn tìm kiếm “who founded Microsoft” ( ai thành lập Microsoft ), nhấp vào kết quả đầu tiên, và sau đó thấy kết quả như dưới:
Người sáng lập Microsoft không phải Steve Jobs. Đó là Bill Gates.
Từ đó, bạn sớm mất niềm tin vào Google và chuyển sang một công cụ tìm kiếm thay thế.
Độ chính xác của nội dung đặc biệt quan trọng đối với các truy vấn về YMYL (Your Money or Your Life), là những truy vấn mà Google nói rằng “có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc, sức khỏe hoặc sự giàu có của người dùng trong tương lai”.
Một ví dụ khác là “aspirin dosage,” (liều thuốc aspirin) có thể nhận được 7.800 lượt tìm kiếm mỗi tháng ở Mỹ:
Dữ liệu từ Ahrefs’ Keywords Explorer.
Nếu Google xếp hạng các kết quả không chính xác cho truy vấn này, chúng không chỉ gây bất tiện cho người dùng mà còn có thể gây nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng.
Vậy làm thế nào để Google đảm bảo trả lại thông tin chính xác?
Backlinks là một cách. Không ai sẽ liên kết đến một trang khuyến cáo liều aspirin có khả năng cao gây nguy hiểm.
Google cũng sử dụng dữ liệu trong biểu đồ tri thức của mình (knowledge graph), về cơ bản đây là một cơ sở tri thức rộng lớn về các điểm dữ liệu được kết nối với nhau về con người, địa điểm, sự vật và các thực thể khác.
Ví dụ: khi tìm kiếm “tranh van gogh” sẽ hiển thị danh sách các tác phẩm nghệ thuật từ biểu đồ tri thức ở đầu kết quả tìm kiếm.
Tương tự với Monet:
Cũng có bằng chứng rằng Google sử dụng thông tin từ những cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để trả về và xếp hạng nội dung chính xác. Bill Slawski đã nói nhiều hơn về điều này ở đây.
HÀNH ĐỘNG
Hãy chắc chắn rằng nội dung của bạn là chính xác. Hãy tìm đến các cơ sở tri thức đáng tin cậy như Wikimedia, Wikipedia và Google’s Knowledge Graph để xác minh những điều bạn không chắc chắn.
Bình luận của STG:
Đối với với những nội dung cung cấp thông tin về lĩnh vực đặc thù hay kiến thức, thì bạn nên tìm hiểu từ những nguồn chính xác và uy tín. Tuy nhiên, chưa có cơ sở nào để nói rằng nội dung của bạn chính xác thì sẽ đem lại thứ hạng tốt hơn, nên hãy kết hợp một cách hợp lý cùng với các yếu tố ở trên để đem lại hiệu quả cho nội dung của mình nhé.
KẾT LUẬN
Tất cả mọi thứ ở trên có thể được rút ngắn xuống còn tám bước:
- Cung cấp cho người tìm kiếm những gì họ tìm kiếm.
- Hãy chắc chắn rằng trang web của bạn hiển thị đẹp mắt và phù hợp trên mọi thiết bị.
- Hãy chắc chắn rằng khách truy cập thích ở trên trang web của bạn và giảm thiểu những yếu tố gây phiền nhiễu.
- Giải thích mọi thứ khách truy cập muốn biết một cách chính xác.
- Xây dựng chuyên môn trong một chủ đề; đừng trở thành “biết nhiều nhưng không giỏi một thứ nào cả”.
- Nhận đề xuất từ các trang web khác dưới dạng backlinks.
- Thường xuyên cập nhật và giữ cho nội dung mới (nếu cần).
- Làm tất cả những điều trên nhanh chóng và an toàn.
Có gì mới trong trong lời khuyên này nữa không?
Không, đó là những điểm chính.
Xếp hạng trong Google hiếm khi về các mẹo, thủ thuật hay đưa ra những cụm khái niệm thông dụng mới nhất. Nó tập trung vào việc tạo ra nội dung mà người tìm kiếm đang tìm kiếm, cung cấp trải nghiệm tốt cho người dùng và chứng minh cho Google rằng đó là kết quả tốt nhất cho truy vấn.
Nguồn: