Quảng cáo tìm kiếm (Google Ads Search) và SEO chính là hai phương pháp chính của Search Engine Marketing (Tiếp thị thông qua công cụ tìm kiếm). Nhưng SEO hay Google Ads mới là sự lựa chọn tốt mang lại hiệu quả bền vững nhất cho doanh nghiệp ?
Cả hai nền tảng này đều có điểm chung và dĩ nhiên cũng có điểm khác biệt. Chính vì vậy, để có thể quyết định lựa chọn được phương pháp nào phù hợp nhất với công ty của mình, bạn cần phải cân nhắc thật kĩ thực trạng doanh nghiệp của mình vào thời điểm đó. Tất nhiên đi kèm với đó, bạn phải tìm được điểm chung giữa mục tiêu, chiến lược marketing của mình và lợi ích của hai phương pháp trên.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích ưu nhược điểm của 2 công cụ trên, và quan trọng hơn nữa là sẽ giải quyết trăn trở việc nên lựa chọn nền tảng nào cho doanh nghiệp.
Tổng quan về Google Ads Search và SEO
Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới và ở Việt Nam. Hầu hết chúng ta đều “Google” khi phát sinh bất kỳ nhu cầu gì. Doanh nghiệp muốn tiếp cận người dùng thì phải xuất hiện ở trang đầu kết quả tìm kiếm, vị trí càng cao càng tốt. Có 2 loại kết quả xuất hiện:
- Kết quả tìm kiếm từ quảng cáo Google: Là những kết quả tìm kiếm được in đậm/ làm nổi bật ở 3-4 vị trí đầu tiên hoặc 2-3 vị trí cuối cùng của trang tìm kiếm và có chữ “quảng cáo” bên cạnh.
- Kết quả tìm kiếm tự nhiên (hay còn gọi là kết quả SEO): Là kết quả tìm kiếm được hiển thị một cách “tự nhiên” ở giữa các kết quả quảng cáo
Khác biệt cơ bản của Google Ads Search (quảng cáo tìm kiếm) và SEO – bên cạnh vị trí hiển thị – là thời gian và chi phí đầu tư.
- Với Google Ads Search: Kết quả của bạn sẽ xuất hiện ở các vị trí đầu tiên ngay lập tức. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi click của người dùng vào kết quả tìm kiếm.
- Với SEO: Bạn sẽ cần dành nhiều thời gian và công sức để xây dựng website và nội dung uy tín, hữu ích với người dùng thì mới “lên TOP” được. Tuy nhiên bạn sẽ không phải trả tiền cho Google, mọi click vào kết quả SEO đều miễn phí.
Trên đây là những khác biệt cơ bản nhất, tiếp theo chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về ưu nhược điểm của Google Ads Search và SEO.
2. Google Ads Search
Ưu điểm của Google Ads Search
Đem lại hiệu quả nhanh chóng
Như đã nói ở trên, chỉ cần tạo chiến dịch và nạp tiền vào tài khoản quảng cáo Google, bạn sẽ được ưu tiên xuất hiện trước hàng nghìn khách tiềm năng, và nếu làm tốt bạn sẽ có chuyển đổi và doanh thu ngay lập tức.
Ngoài ra, hiện nay Google đang áp dụng công nghệ Machine Learning vào để hỗ trợ nhà quảng cáo. Vì vậy trong quá trình theo dõi và kiểm soát báo cáo tài khoản, bạn sẽ dần nắm được cách thức tối ưu chi phí, tăng hiệu quả chuyển đổi để có thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa.
Xây dựng nhận thức thương hiệu
Với quảng cáo Google, bạn chỉ phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột. Vì thế kể cả khi người dùng không click vào quảng cáo, họ vẫn nhìn thấy và ghi nhớ thương hiệu của bạn (miễn phí!).
Hãy xem thống kê dưới đây:
Tiếp thị lại (Remarketing) với những người đã vào website
Một điều tuyệt vời nữa của Google Ads Search (và hệ thống quảng cáo Google nói chung) là bạn có thể tiếp thị lại một lần nữa với người đã truy cập vào website của bạn trước đó.
Ví dụ:
Một người dùng vào website của bạn xem một bộ vest nam, tuy nhiên lúc này anh ta chỉ tham khảo và chưa có ý định mua. Một tuần sau đó, anh ta đã có nhu cầu mua thực sự và… lại lên search trên Google. Với quảng cáo tiếp thị lại (Remarketing Search), bạn có thể hiển thị quảng cáo với nội dung cá nhân hóa tới người này ví dụ như:
“Đừng bỏ lỡ bộ vest bạn đã ưng trước đó”
Đúng rồi đấy, cơ hội bán hàng của bạn sẽ cao hơn!
Tìm hiểu thêm về Google Remarketing tại đây.
Đo lường hiệu quả quảng cáo dễ dàng
Google đã phát triển hệ thống kiểm soát, đo lường và tối ưu quảng cáo vô cùng chi tiết. Điều kiện tiên quyết là bạn cần cài đặt các “chuyển đổi” đúng trên website. Bạn sẽ biết rõ mỗi nhấp chuột qua quảng cáo của bạn có sinh lời hay không, đem lại bao nhiêu doanh thu, từ khóa nào/ mẫu quảng cáo nào đem lại hiệu quả cao nhất…
Nhược điểm của Google Ads Search
Phức tạp và yêu cầu chuyên môn cao
Bạn có thể bắt đầu cài đặt chiến dịch quảng cáo Google Ads tương đối dễ dàng và đạt được một vài kết quả quả quan chỉ với một ít kiến thức cơ bản. Tuy nhiên về lâu dài, để cạnh tranh và nâng cao hiệu quả một cách bền vững – bạn cần kiến thức chuyên môn rất sâu.
Đó là vì số lượng quảng cáo được hiển thị trên Google Search là giới hạn, trong khi hiện nay số lượng đối thủ cạnh tranh lại rất nhiều ở hầu hết các ngành.
Hệ thống báo cáo, đo lường và tối ưu của Google Ads rất chi tiết, nên nó cũng rất phức tạp. Bạn phải hiểu và kết hợp hàng chục, thậm chí hàng trăm chỉ số khác nhau để tối ưu hiệu quả quảng cáo.
Trừ khi bạn chuyên về kinh doanh thương mại điện tử, SEONGON khuyên bạn nên cân nhắc tìm kiếm các chuyên gia quảng cáo Google để xây dựng và tối ưu hệ thống quảng cáo cho doanh nghiệp. Điều này tốn ít chi phí hơn việc bạn tự mày mò và mất nhiều tiền lãng phí khi thử nghiệm sai.
Mức độ cạnh tranh rất cao
Như đã phân tích ở trên, thị trường quảng cáo Google Ads đang cực kỳ cạnh tranh ở hầu hết các ngành. Bất kỳ công ty lớn nhỏ nào khi có ý định Marketing Online đều sẽ nhảy vào Google Ads và Facebook Ads đầu tiên.
Vai trò và mức độ quan trọng của Google ngày càng lớn trong việc tiếp cận và gia tăng khách hàng tiềm năng. Vì vậy các công ty đã và sẽ đổ rất nhiều tiền để chiếm lĩnh các từ khóa, vị trí tốt. Và để chiến thắng, bạn cần có chiến lược hợp lý, nguồn lực đầy đủ và cả thời gian để tối ưu. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bỏ ra hàng đống tiền mà vẫn thất bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
Nghe như là một canh bạc nhỉ?
Trong dài hạn, chi phí cho Google Ads là rất lớn
Bạn sẽ phải chi tiền quảng cáo liên tục để duy trì vị trí của mình trên Google. Ngay khi bạn dừng quảng cáo (hoặc thẻ bạn hết tiền), quảng cáo sẽ không xuất hiện và đối thủ cạnh tranh sẽ lấy hết khách hàng của bạn. Không như kết quả SEO sẽ không mất đi khi bạn dừng chi tiền.
Hạn chế đến từ chính sách của Google
Một số ngành đang bị Google hạn chế hoặc cấm quảng cáo như: rượu, bia, thuốc lá, sản phẩm 18+, dịch vụ bên thứ 3 (sửa chữa, đổ mực in…). Chi tiết xem tại đây.
Nếu bạn làm trong những ngành này, cơ hội duy nhất để bạn tiếp cận khách hàng trên Google là SEO.
3. SEO
Ưu điểm của SEO
(Gần như) miễn phí
Khác với Google, khi kết quả của bạn xuất hiện với người dùng và họ click vào, bạn sẽ không mất đồng nào cả. Đây là lý do ở hầu hết các website trên thế giới, họ đều rất coi trọng SEO vì nó giúp họ có hàng trăm nghìn – thậm chí hàng triệu traffic miễn phí hàng tháng.
Với việc không-phải-mất-tiền cho mỗi click (CPC), xét về dài hạn (từ 6 – 9 tháng trở lên) thì SEO có tính hiệu quả về mặt chi phí hơn Google Ads rất nhiều. Chi phí duy nhất phải trả là thuê một Agency thực hiện SEO nâng thứ hạng cho website của bạn, còn về phí duy trì là không đáng kể.
Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn
Nếu bạn chạy quảng cáo Google Ads Search, để đảm bảo ROAS (doanh thu trên chi phí quảng cáo) bạn sẽ chỉ tập trung vào nhóm từ khóa tạo ra nhiều chuyển đổi nhất, đại diện cho 2-5% khách hàng có nhu cầu lớn nhất. Còn 95-98% khách hàng tiềm năng (nhưng chưa có nhu cầu mua hàng ngay) sẽ bị bỏ lại. Nếu quảng cáo tới cả nhóm này thì chi phí quảng cáo sẽ là quá lớn và bạn không thu được lợi nhuận sau cùng.
Với SEO thì khác – vì không phải trả CPC nên bạn sẽ mở rộng được khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng lên rất nhiều.
Với dự án thực tế của SEONGON, khách hàng sử dụng dịch vụ SEO chỉ bằng 1/2 chi phí dịch vụ Google Ads nhưng traffic SEO mang lại vượt trội rõ ràng.
Traffic của dự án trên do SEO mang lại vượt trội so với Google Ads:
Từ những dự án thực tế do SEONGON triển khai cho thấy về dài hạn chi phí cho SEO sẽ tiết kiệm hơn và khả năng tiếp cận khách hàng cũng nhiều hơn so với Google Ads.
Traffic từ SEO có chuyển đổi tốt hơn
Trước khi tới với phần này, các bạn nên tham khảo báo cáo mới nhất của Bright Edge về sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của Organic Search (tìm kiếm tự nhiên) tới các chiến dịch Marketing của một doanh nghiệp.
Tải tài liệu tại đây.
Người dùng truy cập website qua Google thường có nhu cầu rõ ràng hơn và do đó dễ chuyển đổi hơn các kênh khác. Đặc biệt người dùng truy cập website thông qua kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO), họ càng tin tưởng và uy tín của thương hiệu hơn so với kết quả quảng cáo. Vì vậy, tỷ lệ chuyển đổi từ SEO cao hơn so với Google Ads Search.
Cập nhật quan trọng: Hiện nay bên cạnh quảng cáo tìm kiếm, Google cung cấp quảng cáo mua sắm (Google Shopping) ngay trên trang kết quả tìm kiếm và có tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn kết quả SEO thông thường nhờ vị trí xuất hiện và đi kèm hình ảnh/ giá bán. Nhưng Google Shopping chỉ giới hạn ở những ngành có sản phẩm vật lý và đi kèm một vài chính sách nghiêm ngặt khác.
Đầu tư SEO đem lại hiệu quả bền vững hơn
Với Google Ads, bạn dễ lên, cũng dễ xuống. Khi có nhiều đối thủ cùng cạnh tranh trên một nhóm sản phẩm/ dịch vụ tương tự, chi phí quảng cáo sẽ tăng ngay lập tức – và đến một thời điểm, nó sẽ vượt qua lợi nhuận mà bạn có được. Vì Google Ads rất dễ để bắt đầu, cũng như tạo ra hiệu quả nhanh chóng nên số lượng đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ ngày càng nhiều hơn. Ngay khi bạn ngừng chi tiền cho quảng cáo, bạn sẽ biến mất khỏi tầm mắt của khách hàng
Ở chiều ngược lại, với SEO, bạn khó lên, nên khó bị xuống. Đầu tiên là rào cản về chi phí và đầu tư cho nội dung. Để SEO lên top nhiều từ khóa, bạn cần có website vừa chuẩn kỹ thuật lại vừa tối ưu cho người dùng. Bên cạnh đó bạn cần có thật nhiều nội dung và thời gian đủ lâu để Google đánh giá website của bạn uy tín với người dùng. Vì những rào cản trên, nên đối thủ cạnh tranh trong SEO sẽ ít hơn trong Quảng cáo.
Kết quả SEO cũng bền vững hơn. Kể cả bạn không làm gì, website của bạn vẫn sẽ giữ thứ hạng trong 3-6 tháng. Chi phí duy trì sau đó cũng rất thấp.
Tóm lại, đầu tư cho SEO đồng nghĩa với việc traffic và thương hiệu của bạn luôn được tăng trưởng.
Nhược điểm của SEO
Đây cũng là lý do nhiều doanh nghiệp “ngại làm SEO” một cách bài bản. Cùng tìm hiểu nhé.
Mất nhiều thời gian để có thứ hạng tốt
Trừ một vài thủ thuật SEO giúp website lên top nhanh chóng (và cũng rớt nhanh), làm SEO bài bản nói chung tốn nhiều thời gian và công sức. Kinh nghiệm của SEONGON khi triển khai các dự án SEO thường từ 6-12 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.
So với Google Ads dễ làm, dễ ra hiệu quả ngay thì rất chênh lệch!
Mất nhiều thời gian nữa để có doanh thu từ SEO
Trong thời gian SEO, hiệu quả doanh thu mang lại gần như bằng 0. Mọi chuyện chỉ bắt đầu khởi sắc khi website đạt thứ hạng tốt ở nhiều từ khóa. Vì lý do này mà rất nhiều doanh nghiệp không muốn đầu tư vào SEO.
Trong trường hợp băn khoăn về hiệu quả SEO, SEONGON thường khuyên doanh nghiệp nên quảng cáo Google trước để kiểm chứng, hoặc có thể sử dụng song song cả 2 phương pháp.
Thuật toán của Google
Lợi ích khổng lồ từ SEO mang lại khiến cho các SEOer tìm mọi cách để lên top trong thời gian ngắn nhất, dẫn đến các kết quả tìm kiếm trên Google không còn chất lượng nữa. Để giải quyết vấn đề này, Google liên tục cập nhật những thuật toán loại bỏ các kết quả tìm kiếm không hữu ích với người dùng.
Nếu website vi phạm các thuật toán này, nhẹ thì bị Google đánh tụt thứ hạng, nặng thì bị loại khỏi kết quả tìm kiếm vĩnh viễn. Và bạn chỉ còn nước bắt đầu lại từ đầu.
Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khá nhiều đơn vị, cá nhân làm SEO thường áp dụng các thủ thuật này, nhờ đó họ có thể chào doanh nghiệp với mức giá siêu rẻ và những cam kết “trên trời”.
Hãy cẩn trọng vì có thể sau khi lên top 1 thời gian ngắn, website của bạn sẽ không bao giờ xuất hiện trên Google nữa.
Để tránh tình huống trên xảy ra, hoặc bạn phải trở thành chuyên gia, hoặc bạn hãy lựa chọn những Agency uy tín và tuân thủ chính sách Google để đồng hành cùng. Nếu gặp những đơn vị khiến bạn nghi ngờ, hãy thử kiểm tra họ với những câu hỏi sau:
Các anh đã từng SEO những dự án nào, với khách hàng là ai?
Hãy cho chúng tôi xem kết quả đạt được, kết quả này có duy trì lâu không? Bằng chứng thực tế?
Kế hoạch SEO của các anh là gì? Lộ trình SEO ra sao? Phương pháp nào được sử dụng để đưa website lên top? (với những đơn vị sử dụng thủ thuật để SEO, họ thường không có kế hoạch rõ ràng và sử dụng các phương pháp bị cấm như Backlink, copy hoặc xào lại nội dung trên các website khác…)
SEO và Google Ads: Nên chọn hình thức quảng cáo nào ?
Câu trả lời cho tiêu đề bài viết này đó là: Không có hình thức nào là tốt hơn cả. Nếu bạn đủ nguồn lực thì nên làm cả hai. Còn lại, hãy căn cứ tình huống khác nhau để ra quyết định. Một vài lời khuyên trong việc lựa chọn:
- Nếu bạn chưa từng chạy Google Ads hay SEO và băn khoăn về hiệu quả, hãy thử Google Ads trước.
- Nếu bạn đã làm 1 trong 2 nhưng chưa hiệu quả, bạn có thể thử hình thức còn lại.
- Nếu bạn đã làm 1 trong 2 hiệu quả, bạn vẫn nên làm nốt cả cái còn lại. SEO vs Google Ads không xung đột với nhau mà hỗ trợ nhau cùng gia tăng hiệu quả cho chiến dịch marketing của bạn.
- Nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ, ngân sách bị giới hạn lại cần ra hiệu quả ngay, hãy chọn Google Ads.
- Nếu bạn là doanh nghiệp đã vận hành ổn định, cần chiếm lợi thế so với đối thủ cạnh tranh và mở rộng doanh thu trong trung và dài hạn, hãy chọn SEO.
Và rất nhiều tình huống khác. Hãy dựa trên tình hình thực tế, chiến lược Marketing của doanh nghiệp mình để lựa chọn hình thức phù hợp, mang lại hiệu quả bền vững nhất cho doanh nghiệp của mình.