Cách thế hệ Z mua sắm qua mạng xã hội

Cách thế hệ Z mua sắm qua mạng xã hội 1

Thế hệ Z và Mạng xã hội

Mạng xã hội đã đi một chặng đường dài kể từ lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1990, từ một nền tảng kết nối bạn bè và gia đình trở thành một nơi mọi người có thể tương tác với các thương hiệu yêu thích của họ, bày tỏ ý kiến cá nhận ​​và cập nhật về các sự kiện trên toàn thế giới. Lớn lên với công nghệ như một phần cuộc sống, Generation Z – thế hệ Z (sinh từ năm 1995 đến 2015) dành nhiều thời gian hơn cho mạng xã hội so với các thế hệ khác. Theo báo cáo của Global Web Index, mạng xã hội chiếm lấy của thế hệ Z trung bình 2 giờ 55 phút mỗi ngày.

Không dừng ở Facebook

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng dù Facebook vẫn là nền tảng xã hội được sử dụng nhiều nhất, thế hệ Z cũng đang dần chuyển sang những ứng dụng hỗ trợ nhiều hơn về mặt nghe nhìn như Youtube, Snapchat, Instagram, Tik Tok, v.v. Cung cấp nhiều nội dung tương tác hơn, các ứng dụng xã hội này đáp ứng nhu cầu tự thể hiện cao của thế hệ Z.

Với 55% dân số là người dùng mạng xã hội, nền tảng này đã trở thành một thị trường khổng lồ cho Đông Nam Á để tìm hiểu về sản phẩm, tương tác với thương hiệu và đặt hàng trực tiếp. Một báo cáo năm 2018 của Dentsu đã phát hiện ra rằng 49% người mua sắm thế hệ Z dùng mạng xã hội để tìm hiểu thông tin về những mặt hàng họ yêu thích.

Những điều thế hệ Z tìm kiếm ở thương hiệu 

  • Sự xác thực: thế hệ Z tin tưởng người thật hơn là người nổi tiếng. Đây là lý do tại sao Influencer Marketing (Marketing người có ảnh hưởng) hoạt động rất hiệu quả với 72% thương hiệu nổi bật khắp Đông Nam Á đang sử dụng chiến thuật này. Cảm giác gần gũi giữa những người có ảnh hưởng và những người theo dõi khiến họ trở thành những nhà tiếp thị tuyệt vời, khả năng thế hệ Z mua sản phẩm được quảng cáo bởi những người có ảnh hưởng yêu thích nhiều hơn những thế hệ khác 1.3 lần. Báo cáo của Meltwater ghi nhận rằng Instagram là kênh phổ biến nhất dành cho Influencer Marketing, tiếp theo là Twitter và Youtube trên khắp 4 quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Singapore, Malaysia và Philippines.
Cách thế hệ Z mua sắm qua mạng xã hội 1
  • Văn hoá xanh: Có ý thức về mục tiêu vô cùng mạnh mẽ, gần hai phần ba thế hệ Z muốn mua hàng từ các thương hiệu có mục tiêu rõ ràng và đại diện cho một điều gì đó (báo cáo của Kantar Consulting). Thế hệ Z quan tâm đến các vấn đề môi trường và muốn tạo ra một tác động tích cực đến thế giới. Các công ty phải thể hiện được các giá trị và những hành động bảo vệ môi trường của họ để giành được sự ủng hộ của thế hệ này.
  • Sự đa dạng: Thế hệ Z là thế hệ thách thức mọi khuôn mẫu. Họ đang đấu tranh cho sự phân biệt giới tính, điều đang giới hạn con người để được là chính mình. Họ khuyến khích mọi người tự do thể hiện bản thân thay vì tuân theo các chuẩn mực xã hội đã cũ. Hướng tới một thế giới cởi mở hơn, các sản phẩm phi giới tính và mỹ phẩm nam giới đang được tiếp nhận rất nhiệt tình.

Thói quen mua hàng

Với dân số trẻ và sức mua ngày càng tăng, Đông Nam Á được dự đoán sẽ trở thành điểm vàng tiêu dùng tiếp theo của thế giới, một phần nhờ sự nhanh nhạy trong việc cập nhật xu hướng của thế hệ Z. Nghiên cứu của Dentsu cũng chỉ ra rằng hơn một nửa thế hệ Z chi hơn 30 đô la mỗi tháng cho mua sắm trực tuyến, một con số khá lớn so với GDP bình quân đầu người trong khu vực. Số tiền thế hệ Z bỏ ra để mua sắm trực tuyến được dự đoán để chiếm 34% tăng trưởng tiêu dùng vào năm 2030.

Cách thế hệ Z mua sắm qua mạng xã hội 2

Về thanh toán, 56% số người được hỏi chọn phương thức trả tiền mặt khi giao hàng (Cash on delivery – CoD). Thế hệ Z cũng rất khắt khe trong việc mua hàng, 43% trong số họ sẽ từ bỏ đơn hàng nếu nền tảng không cung cấp phương thức thanh toán ưa thích của họ.

Một điểm đáng chú ý là khoảng thời gian chú ý của thế hệ trẻ này rất ngắn, chỉ 8 giây mỗi lần. Do đó, để thu hút sự chú ý của thế hệ Z, quảng cáo sáu giây đã trở thành tiêu chuẩn mới.

Sưu tầm từ Internet

Trả lời