Phải thừa nhận rằng điểm hút mắt đầu tiên trong website của công ty hẳn chính là bài viết giới thiệu website. Một lời giới thiệu hay có giá trị rất “đắt” trong việc thu hút khách hàng, độc giả, thậm chí là tạo niềm tin, uy tín cho website, chủ cửa hàng, công ty, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không nhiều người biết cách viết một trang giới thiệu hợp lý và hiệu quả. Sẽ chẳng ai muốn quay lại một website có lời giới thiệu cứng nhắc như robot hoặc lan man không thể hiện được đặc trưng của thương hiệu cả. Hãy cùng tìm hiểu một số mẹo để tạo thiện cảm với khách hàng ngay từ dòng chữ đầu tiên nhé!
Vì sao bạn cần trang giới thiệu?
Website là một bộ mặt của doanh nghiệp, thi trang giới thiệu chính là lời nói đầu tiên doanh nghiệp gửi đến cho khách hàng.
Khi có trang web của doanh nghiệp, thì trong trang web đó cần có trang giới thiệu về doanh nghiệp của mình để khách hàng tìm hiểu về DN dễ dàng hơn. Thực tế thì thay vì đưa danh thiếp hay giới thiệu cho khách hàng, bạn có thể mời họ truy cập vào trang web giới thiệu của công ty một cách tiện lợi và nhanh chóng hợn nhiều. Tất nhiên thông tin trên webiste còn đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều so với danh thiếp.
Trang giới thiệu (About) là loại trang thường thấy nhất trong mỗi website. Bất cứ ai khi vào website cũng muốn biết trang của bạn có chủ đề gì, bạn cung cấp cho họ những gì. Điều này càng quan trọng hơn khi trang web của bạn là website bán hàng online. Việc cung cấp chi tiết trang giới thiệu công ty sẽ xây dựng lòng tin cho khách hàng về những giá trị mà họ có thể nhận được. Điều này sẽ cộng hưởng thêm với việc tham khảo các sản phẩm để gia tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Tuy có vai trò quan trọng nhưng không ít trang giới thiệu chỉ toàn là chữ, câu cú dài lê thê, đọc mãi cũng không hiểu website này có lợi ích gì, có điểm gì nổi bật. Hay ngược lại, trang giới thiệu cực kỳ ngắn gọn: chỉ mô tả bằng 1 đến 2 câu, khô khan, cụt ngủn… Điều này thể hiện sự cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp trong một tổ chức kinh doanh. Độc giả chắc chắn rất ngán các thể loại như vậy.
Dưới đây là những gợi ý về cách viết trang giới thiệu website mà để tạo thiện cảm với khách hàng bằng con chữ để bạn tham khảo.
Cấu trúc của trang giới thiệu website cơ bản
Hiện nay chưa có một cấu trúc cố định để quy chuẩn về cách viết bài giới thiệu website. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng nội dung cho nhiều website và các tài liệu đã nghiên cứu, chúng tôi thấy có 3 phần cơ bản nhất mà một bài viết giới thiệu website cần phải có:
Nguồn gốc (Sự ra đời) của doanh nghiệp
Giữa thị trường thật giả lẫn lộn thì người mua luôn cần biết và tìm hiểu kỹ về nơi mà họ sẽ trao niềm tin, gửi hy vọng hợp tác. Do đó, hãy chủ động cho họ biết bạn là ai và tóm tắt về sự ra đời của doanh nghiệp để khách hàng nắm bắt được tình hình.
Hãy tóm tắt một cách ngắn gọn nhất có thể. Bạn có thể tập trung vào các ý sau:
- Đề cập đến nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ ==> Doanh nghiệp ra đời và giải quyết nhu cầu đó
- Đặt vấn đề thị trường đang cần giải quyết ==> Doanh nghiệp là nơi xử lý triệt để
Sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Đây có thể trả lời thông qua 2 câu hỏi :
- Doanh nghiệp bạn thành lập vì mục đích gì? Có vai trò gì đối với sự phát triển của cộng đồng, con người,…
- Doanh nghiệp của bạn mang đến giá trị cụ thể gì cho khách hàng?
Khoan hãy nói về thông tin liên hệ cũng như trình bày những ưu điểm do bạn tự nói về mình. Hãy cho khách hàng thấy những mục tiêu và giá trị mà doanh nghiệp của bạn muốn hướng đến. Ví dụ như website bán bột rau sấy lạnh thì hãy nói về sứ mệnh làm mát cuộc sống và giá trị mà sản phẩm mang đến cho người dùng.
Khi tìm hiểu về một sản phẩm thì người mua cần biết chính xác những gì mà họ nhận được cũng như sản phẩm ấy sẽ mang lại cho họ những giá trị gì. Nếu bạn làm nổi bật những giá trị độc đáo, khác biệt so với phần còn lại trên thị trường trong phần này thì sẽ tiếp thêm động lực cho người đọc đi tiếp sang phần Trang giới thiệu sản phẩm.
Những sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp
Sau khi bạn làm tốt ở phần nêu ra giá trị mà khách hàng nhận được thì họ sẽ tò mò về những sản phẩm cụ thể là gì. Đây là lúc bạn “show” ra những sản phẩm mũi nhọn của mình và những nhóm dịch vụ nổi bật nhất của website để người đọc biết cụ thể.
Ví dụ bạn có một trang giới thiệu việc làm thì tại phần này hãy nói đến những quốc gia mà doanh nghiệp của bạn có kết nối dịch vụ tốt nhất. Nếu kinh doanh trang sức thì chia thành các nhóm nhỏ như trang sức vàng, trang sức bạc, trang sức kim cương, trang sức cưới hỏi, trang sức đá quý,…
Quy trình làm việc/sản xuất
Phần thông tin này có website có hoặc không. Tuy nhiên nếu có thể hãy cho khách hàng thấy quy trình làm việc hoặc sản xuất của doanh nghiệp. Đây là một trong những cách thể hiện sự minh bạch trong kinh doanh, thể hiện tính chuyên môn hóa cao, trình độ và một phần nào đó nói lên chất lượng sản phẩm tốt (vì được thông qua quy trình làm việc/sản xuất chặt chẽ, khoa học)
Giả sử bạn là công ty sản xuất và kinh doanh trà (chè), bạn có thể mô tả quy trình chế biến nên những lá trà hảo hạng: từ khâu hái trà, vò trà đến lúc sấy trà, phân loại, đóng gói. Còn ở Thanh Hóa Web chúng tôi giải thích quy trình triển khai dự án thiết kế cho khách hàng trên trang giới thiệu.
Bằng cách này, khách hàng có thể hiểu rõ hơn về cách làm việc của bạn. Đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện cho khách thấy doanh nghiệp bạn làm việc rõ ràng ra sao, chuyên nghiệp như thế nào.
Đội ngũ nhân sự
Chắc chắn rồi ai cũng sẽ thấy tin tưởng hơn nếu biết gương mặt những người đằng sau website mà họ đang tìm hiểu. Do vậy, nếu là doanh nghiệp, bạn càng nên trưng ảnh và giới thiệu về các nhân viên để khách hàng yên tâm “chọn mặt gửi vàng”. Càng có nhiều ảnh, nhiều thông tin chứng tỏ đội ngũ của doanh nghiệp càng uy tín và đáng tin cậy so với hàng loạt kẻ lừa đảo trên mạng.
Tất nhiên là bạn nên chọn những tấm hình nghiêm túc, rõ ràng, có vui tươi thì cũng nên vừa phải. Đừng lấy những bức ảnh selfie nhí nhố, nhồi nhét filter vì chúng sẽ làm bạn kém chuyên nghiệp, không đáng tin.
Kêu gọi hành động
Bất kể khung liên hệ, đường dẫn đến bài viết hay, hay các nút kêu gọi hành động khác, bạn hãy khéo léo đặt chúng vào trang giới thiệu. Vì sau cùng, mong muốn của bạn là sở hữu khách hàng thực sự. Và những câu, từ hay nút kêu gọi hành động chính là bước đệm cho việc đó.
Đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều lời mời chào lộ liễu hoặc các nút để quảng cáo gây khó chịu. Hãy làm nó thật đơn giản, tiện gọn. Nếu website tin tức thì khuyến khích người dùng theo dõi tin tức trang hoặc mở ra các đường dẫn cho thông tin thêm. Còn đối với việc kêu gọi cho các hành động quan trọng như mua hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ, hãy sử dụng nút “call to action”.
Những biến hóa trong cách viết bài giới thiệu website
Mỗi món ăn đều có công thức nhưng lại ra vị khác nhau khi đổi đầu bếp. Vì sao vậy? Đó là vì cách thêm gia vị của mỗi đầu bếp là khác nhau nhưng chung quy lại thì mục tiêu cuối cùng vẫn là để thỏa mãn thực khách. Đối với một bài giới thiệu website cũng vậy! Bạn có thể thêm vào những gia vị độc đáo để ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
Viết dạng câu chuyện về bản thân, về doanh nghiệp
Chắc chắn người ta cần tìm hiểu vè doanh nghiệp của bạn mới vào trang giới thiệu để đọc. Vậy hãy tận dụng cơ hội này để kể cả một câu chuyện làm rung động khách hàng.
Đó có thể là lịch sử khởi nghiệp của công ty. Những người khởi xướng công ty bắt đầu như thế nào, với những khó khăn ra sao. Cột mốc đáng nhớ nào của công ty hay những yếu tố nào khiến công ty bạn khác biệt và sống sót đc trên thị trường… Những câu chuyện như vầy giúp khách hàng hiểu thêm về công ty của bạn cũng như có sự đồng cảm nhiều hơn.
Thậm chí, bạn còn có thể nói về những thất bại trong quá khứ. Thất bại không hẳn là tiêu cực, nó là những thử thách cho thấy công ty bạn bản lĩnh và kiên cường đến nhường nào. Dám mạnh dạn nhắc đến cả thành công lẫn thất bại trong trang giới thiệu sẽ gia tăng uy tín của website lên rất nhiều lần.
Dẫn chứng các số liệu
Các con số không biết nói dối – đó là lý do vì sao bạn nên đưa các con số ấn tượng lên đầu để làm nổi bật nội dung thông tin. Tốt nhất là nên chọn ra một vài con số quan trọng, ấn tượng như doanh thu, sản lượng hoặc số vốn… tùy thuộc vào lĩnh vực của doanh nghiệp.
Cách thứ 2 để thuyết phục khách hàng có hiệu quả cao nữa: trích dẫn. Đó có thể là trích dẫn của những lời nhận xét, lời khen của các đối tác, khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ hay thậm chí là của các tờ báo nổi tiếng. Những trích dẫn này là minh chứng cho năng lực cũng như uy tín của bạn, đầy sức thuyết phục loại bỏ các nghi hoặc trong lòng khách hàng. Nhiều nơi còn thêm cả thông tin chi tiết của khách hàng như Facebook hay website để tăng tính xác thực.
Công ty mới thành lập chưa có nhiều dữ liệu để viết thì phải làm sao?
Ví dụ: dù là doanh nghiệp mới hình thành, tuổi đời con non trẻ nhưng đội ngũ sáng lập công ty ……. Là những thành viên giữ vai trò cốt cán trong các dự án…………. Tại công ty.
Hình ảnh, video và các phương thức hiểu thị nội dung khác lạ
Nếu bạn bịt kín cả trang giới thiệu bằng 2000-3000 chữ và số thì tất nhiên sẽ chẳng khách hàng nào đọc nổi. Bạn có thể truyền đạt rất nhiều thông tin trong trang giới thiệu nhưng có đủ lôi cuốn họ “dán mắt” vào màn hình không còn phụ thuộc vào cách trình bày nữa. Vậy nên, các phương thức biểu thị nội dung đặc biệt như hình ảnh, video, time-line, inforgraphic, biểu đồ, bảng,… là vô cùng cần thiết nếu bạn muốn giữ chân khách hàng.
Hãy sử dụng nhiều loại nội dung khác nhau cho mẫu giới thiệu website. Đặc biệt nếu có điều kiện hãy đưa cho khách hàng một video ấn tượng. Loại phương tiện này đã và đang lên ngôi trong xu hướng marketing gần đây. Nếu bạn có thể quay hay dựng một video khái quát về công ty cho người xem thì thật tuyệt vời. Kết hợp giữa nghe và nhìn, video có thể mang đến trải nghiệm sống động cho người xem, giúp họ dễ hứng thú hơn với công ty, và càng tin tưởng hơn nếu đó là cảnh thật, việc thật, thay vì Mô tả trang web bằng các animation.
Đọc tới đây trong bạn đã manh nha được cách viết lời giới thiệu hấp dẫn cho website của mình chưa? Nếu có thì bắt tay vào viết ngay nhé. Còn nếu vẫn hoang mang giữa cánh đồng chữ nghĩa chưa biết ghép sao cho phù hợp, cho hay thì hãy để dịch vụ nội dung của chúng tôi thực hiện giúp bạn! Chi tiết xem tại đây: https://thanhhoaweb.vn/dich-vu/dich-vu-noi-dung/