Bạn đang “bí” ý tưởng thiết kế website? Đây là cách khơi nguồn sáng tạo

XÂY-DỰNG-Ý-TƯỞNG-WEBSITE

Đã bao giờ bạn đã out ngay ra khỏi 1 trang web ngay khi vừa truy cập vì không thích giao diện trang chủ chưa? Vì màu sắc lòe loẹt, lỗi thời hay cách sắp xếp lộn xộn khiến bạn cảm thấy thật nhàm chán. Trên hành trình làm website, những ý tưởng sáng tạo luôn khiến các nhà thiết kế đau đầu vì vừa phải đáp ứng đầy đủ tính thân thiện, dễ nhìn, vừa cần ấn tượng độc đáo để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Nếu bạn đang cân nhắc việc thiết kế trang web , nhưng bạn vẫn chưa có ý tưởng thiết kế website “hay ho” nào, hãy tham khảo ngay cách làm sau của chúng tôi.

Giai đoạn lên ý tưởng thiết kế website là không thể bỏ qua

Nhiều người xem nhẹ bước lên ý tưởng này vì cho rằng nó mất thời gian và không cần thiết. Thậm chí chỉ cần “làm sao cho đẹp là được”, “làm cho giống web A/B/C là ổn”. Điều này kéo theo việc khi tiến hành xây dựng trang web sẽ phát sinh nhiều phiền phức vì chính người tiếp nhận yêu cầu còn không rõ yêu cầu của khách là gì.

Kinh nghiệm chính là đừng bao giờ bỏ qua giai đoạn này dù nhỏ hay lớn. Bởi tất cả những công đoạn đó luôn có vai trò nhất định. Mặt khác, việc lên ý tưởng từ ban đầu sẽ làm giảm rủi ro cho các công đoạn sau đỡ mất thời gian và công sức sửa lại.

Vậy tại sao bước lên ý tưởng cho trang web lại quan trọng? Sau đây là một số lời khuyên:

  1. Lên ý tưởng sẽ giúp bạn hình dung toàn diện website của mình.
  2. Đây cũng là bước bạn xác định chủ đề xuyên suốt trang web là gì.
  3. Bạn sẽ “tiên đoán” được khâu nào sẽ dễ gặp trở ngại nhất.
  4. Hiểu được quy trình trong thực tế.

Để về sau được tiến hành thuận lợi thì hãy lên ý tưởng cho website trước khi thật sự bắt tay vào làm nhé! Hãy bắt đầu từ những khâu đầu tiên trong việc lên ý tưởng

Bước 1: Tìm hiểu về nhu cầu thiết kế website 

Muốn phác thảo ra được một bản thiết kế website ưng ý thì bản thân bạn phải hiểu “website như ý” trong mắt bạn sẽ trông như thế nào? Nói cách khác là mong đợi của bạn khi mở website của mình là gì? Về hình thức ra sao, màu sắc, cấu trúc, tính năng sẽ phải đáp ứng điều kiện gì. Từ nhu cầu đó hãy vạch ra những hạng mục có thể hoàn thành trên web.

Ví dụ bạn mở trang web để quản lý, bán hàng dịch vụ làm đẹp. Thế thì bạn cần website của mình có gì? Nếu bạn là người dùng thì họ sẽ tìm kiếm điều gì ở trang web này?

Lần lượt giải quyết những câu hỏi đó. Nghĩ về hướng khách hàng và nghĩ về hướng lợi ích doanh nghiệp. Những yếu tố này sẽ làm nền tảng để việc thiết kế web trở nên hiệu quả hơn, tiếp cận sát hơn với đông đảo người truy cập.

Phác thảo ý tưởng thiết kế website
Phác thảo ý tưởng thiết kế website

Sau khi xác định những nhu cầu, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu về dạng website.

Bước 2: Loại trang web phù hợp

Từ nhu cầu của doanh nghiệp hãy tiến hành lựa chọn loại trang web phù hợp với mình. Một số ngành nghề đặc thù sẽ cần bổ sung các tính năng quan trọng để phục vụ nhu cầu giao dịch trực tuyến đang rất phổ biến trong xã hội.

Với những website du lịch, bạn có thể cần một trang web có hạng mục blog để giới thiệu kinh nghiệm du lịch. Hoặc sẽ có hạng mục để khách hàng đặt tour. Đó là những tính năng cần có trên website của bạn.

Nếu bạn là một doanh nghiệp thương mại điện tử thì trang web phải có chức năng bán hàng. Không chỉ đưa cho người dùng nhìn thấy hình ảnh sản phẩm mà phải hỗ trợ cả người dùng mua được hàng và thanh toán online. Đồng thời liên kết với các đơn vị giao hàng để cập nhật tình trạng vận đơn tới khách.

Nếu bạn là một doanh nghiệp khoá học thì trang web có cần tích hợp kho bài giảng hay không? Có phần giới thiệu về khóa học cũng như hệ thống eLearning hay không?

Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm lựa chọn một trang web phù hợp với hoạt động doanh nghiệp như sau. Thử liệt kê những tính năng và hạng mục mà doanh nghiệp muốn thể hiện lên website. Doanh nghiệp có sử dụng trang web để tiếp thị, quảng cáo không? Doanh nghiệp có cần hệ thống quản lý đơn hàng, dữ liệu khách hàng không? Doanh nghiệp có phải là một trang tin tức không?..

Bước 3: Thông tin đối tượng người dùng

Tiếp theo chính là thấu hiểu nhu cầu và luồng người dùng. Đây là cách để tăng khả năng hành động nhất của khách hàng. Nhiều nhãn hàng lớn đã thực hiện điều này trên trang web của họ. Luồng người dùng cơ bản thường như sau:

  1. Xem hình ảnh chủ đạo (bước mà các nhãn hàng gây ấn tượng). Hình ảnh về thương hiệu hoặc sản phẩm, dịch vụ.
  2. Thông tin sản phẩm dịch vụ. Đây là giai đoạn thuyết phục. Khả năng mua hàng là 10%.
  3. Đọc khuyến mãi.
  4. Đọc cách mua hay sử dụng dịch vụ. Sau bước này khách hàng có thể bấm mua hoặc thoát ra.

Hãy nghiên cứu xem đối tượng của bạn sẽ quyết định mua hàng ngay giai đoạn nào.

Ví dụ, khi bạn truy cập một trang web của một doanh nghiệp công nghệ. Đối tượng người dùng là giới trẻ từ 22 tuổi trở lên. Sống ở thành thị, lương từ mức trung bình trở lên và là am hiểu công nghệ. Bạn sẽ thấy cách họ đưa ra hình ảnh và thông tin để thuyết phục khách hàng. Luồng người dùng của họ sẽ chú trọng vào mảng thông tin sản phẩm dịch vụ. Vì thế các website công nghệ đánh mạnh vào nội dung thông tin.

Tìm hiểu hành vi người dùng
Tìm hiểu hành vi người dùng

Khác với một thương hiệu chủ yếu dành cho giới trung niên. Luồng người dùng của họ sẽ quyết định mua cao hơn khi đọc phần khuyến mãi. Điều này phổ biến ở những ý tưởng thiết kế web ngành hàng gia dụng.

Bước 4: Xác định tiếng nói của thương hiệu

Cùng một đối tượng khách hàng, một ngành hàng, một dòng sản phẩm nhưng bạn vẫn có thể phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác. Ví dụ như Coca với Pepsi, Vinamilk với TH True Milk, Mộc Châu, Ba Vì,… Điều này được định hình bằng Tiếng nói thương hiệu (Brand Voice) tạo nên sự khác biệt giữa bạn và các đối thủ khác. Ở website cũng giống như bất kì 1 kênh marketing nào khác, tiếng nói thương hiệu cần được thống nhất và thể hiện rõ rệt.

Trong quá trình lên ý tưởng thiết kế website, ngoài việc lồng ghép logo, slogan thì màu sắc cũng cần trùng với màu của bộ nhận diện thương hiệu. Các hình ảnh chi tiết cho tới nội dung cũng phải xác định đúng dành cho đối tượng khách hàng chủ chốt và đồng nhất với nhãn hàng.

Bước 5: Tìm hiểu về cấu trúc website

Sau khi đã liệt kê toàn bộ tính năng và hạng mục mong muốn, hãy bắt đầu sắp xếp chúng lại theo một cấu trúc hợp lý, logic.

Website thông thường có cấu tạo cơ bản gồm có nhiều trang con (web page): trang chủ, trang giới thiệu, trang liên hệ …, trong mỗi trang lại được bố trí các phần, các mục không giống nhau. Tuy nhiên chung quy lại khi trình bày ý tưởng thiết kế website cơ bản sẽ không thể thiếu các thành phần như sau:

Header

Thành phần này nằm ở vị trí đầu trang web và được hiển thị ở tất cả các trang trong website.

Bên trong header thường chứa những thành phần sau:

  • Site ID
  • Home link
  • Menu điều hướng
  • Search box
  • Giỏ hàng

Site ID

Là định danh cho website, dễ hiểu hơn là tên website. Site ID thường được đặt ở góc bên tay trái. Bạn dễ thấy nhất chính là hình logo hoặc một đoạn slogan ngắn cho website.

Menu điều hướng

Là vùng chứa tập hợp các link dẫn đến các trang chính trên website. Thông thường menu sẽ được đặt bên trong header hoặc Scan columns. Menu được thiết kế dễ nhìn, giúp cho người dùng nhanh chóng đi đến các trang chính trên website. Ví dụ bạn thấy menu có thể gồm các link sau như: Trang chủ, Sản phẩm, Liên hệ, Giới thiệu …

Ô tìm kiếm (Search box)

Ô tìm kiếm giúp người dùng tìm những thông tin trên website một cách nhanh chóng.

Ở header, ô tìm kiếm thường đặt phía góc phải và được làm đơn giản gồm một ô để nhập từ khóa cần tìm và một nút tìm. Nếu bạn nghĩ đến một ô tìm kiếm có nhiều chức năng hơn ví dụ như tìm theo danh mục sản phầm, màu sắc … (thường gọi là tìm kiếm nâng cao), hãy nghĩ đặt nó ở Scan columns.

Giỏ hàng

Đối với những website bán hàng, 1 biểu tượng hình giỏ hàng được đặt phía bên góc phải. Giỏ hàng có thể hiển thị thông tin như: số lượng sản phẩm đã chọn, tổng thành tiền là bao nhiêu? Khi người dùng click vào sẽ được chuyển đến trang giỏ hàng để xem chi tiết các sản phẩm đã đặt mua.

Slider

Thành phần này thường được đặt bên dưới header. Slider phổ biến là hình ảnh, gồm nhiều tấm hình khác nhau nhưng không phải là hiển thị tất cả lên trang web. Slider sẽ có nút điều hướng, giúp bạn có thể di chuyển qua các slide khác. Ngoài ra slide có thể là video.

Slider được thiết kế đẹp sẽ thu hút khách hàng của bạn ngay lần đầu tiên vào trang web. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp slide ở rất nhiều trang web khác nhau.

Scan columns (Chia cột website)

Các dạng chia cột phổ biến bạn thường bắt gặp như chia 2 cột, 3 cột …

Scan column thường chiếm chiều rộng không quá nhiều, nó có thể chứa các thành phần sau:

  • Menu điểu hướng
  • Box tìm kiếm nâng cao
  • Sản phẩm, bài viết nổi bật
  • Thông tin liên hệ
  • Banner quảng cáo

Banner

Banner thông thường sẽ là hình ảnh, được thiết kế bắt mắt nhằm thu hút khách hàng. Các vị trí đặt banner phổ biến như trên cùng của trang (trên phần header) hay ở scan column.

Content area (phần nội dung trang web)

Đây là phần nội dung chính của trang web và chứa thông tin nhiều nhất. Phần nội dung trình bày dễ nhìn, thông tin hay sẽ giữ chân khách hàng của bạn lâu hơn.

Phần nội dung thường chứa các thành phần sau: Tiêu đề trang, Thanh điều hướng, Phần chứa nội dung chính, Điều hướng phân trang, Thanh thông tin, …

Page footers

Còn gọi là chân trang, nằm ở vị trí cuối cùng của trang web và được hiển thị ở tất cả các trang trong website của bạn.

Chân trang thường chứa các thành phần sau:

  • Thông tin bản quyền website;
  • Link liên kết;
  • Menu,…
[products category=”noi-that-trang-tri” columns=”3″ limit=”6″]

Bước 6: Sitemap của trang web

Đây là bước mà giữa bạn và người thiết kế trang web cần làm việc kỹ lưỡng với nhau. Toàn bộ “bản đồ” của trang web cần được vạch ra chi tiết tại bước này. Điều này giúp bạn hình dung được mọi thứ sẽ vận hành như thế nào trên website của mình. Đặc biệt là tránh trường hợp “quên” nội dung trên chính website của mình.

Đồng thời bạn cũng dễ dàng nảy sinh các ý tưởng thiết kế website khi thêm các “gia vị” như hiệu ứng chuyển đổi, hình ảnh, giao diện dựa vào sitemap này.

Bước 7: Nội dung của website

Sau khi hoàn thiện được 6 bước trên thì bạn xem như đã có được 1 bộ khung khá chắc chắn cho ngôi nhà website của mình. Phần cuối cùng này chính là nội thất bên trong của ngôi nhà – cái quyết định chiều sâu, tầm quan trọng để khách hàng chọn ở lại tham quan tiếp nhiều lần nữa hay rời đi ngay và không quay đầu lại.

Nội dung chất lượng giữ chân được khách hàng của bạn, dù chỉ là phần “Giới thiệu” doanh nghiệp. Câu chuyện thương hiệu gây ấn tượng còn có khả năng thu hút giới đầu tư.

Lợi ích tiếp theo chính là SEO được trang web một cách hiệu quả. Nội dung chất lượng bao gồm xu hướng tìm kiếm của người dùng. Những yếu tố này giúp trang web được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn. Khả năng lên top của website cũng nhanh hơn.

Trên đây là những bước để bạn có ý tưởng thiết kế website bán hàng, website tin tức, website doanh nghiệp phù hợp và thu hút khách hàng nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp kho mẫu giao diện thiết kế website với hơn 200 mẫu đến từ tất cả các lĩnh vực ngành nghề phổ biến hiện nay có thể cho bạn tha hồ nghiên cứu, lựa chọn cho thương hiệu của mình. Tham khảo thêm tại đây: https://thanhhoaweb.vn/kho-giao-dien/

Trả lời