Có rất, rất nhiều website của chúng tôi sau khi bàn giao bị bỏ hoang, không sử dụng, không chạy ads và khách hàng không có tý khái niệm nào về quản trị website. Như vậy quả thật rất đáng tiếc khi khách hàng đã bỏ không ít chi phí để làm web. Sau khi thiết kế website xong bạn cần có chiến lược phát triển cụ thể thì mới hỗ trợ cho việc kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp bạn.
Vậy cần làm gì sau khi có website hoàn chỉnh? Làm thế nào để web phát huy hiệu quả như mong muốn giúp doanh nghiệp tiếp cận tới người tiêu dùng tốt nhất? Dưới đây là 6 việc nhất định phải làm sau khi thiết kế Website mà bạn nên làm theo ngay.
1. Kiểm tra hiển thị Website
Kiểm Website có tương thích với các trình duyệt không?
“Bất cứ một website nào muốn thành công đều phải hướng tới người sử dụng, phải làm tất cả để phục vụ họ. Và trước tiên, những thứ bạn cần phải đáp ứng được là: Thân thiện, dễ nhìn, dễ đọc, dễ thao tác”. Một website được thiết kế ra phải tương thích với tất cả các trình duyệt với nhiều phiên bản khác nhau (tất nhiên vẫn có mức độ ưu tiên với các trình duyệt phổ biến)
Mỗi trình duyệt khác nhau sẽ cho kết quả hiển thị Website khác nhau. Vì thế bạn xem trên máy tính của bạn có bao nhiêu trình duyệt mở lên hết rồi truy cập vào website xem nó có hiển thị đúng không. Đó chỉ là bước đơn giản và nhanh nhất, tuy nhiên nếu có nhiều lắm thì bạn cũng chỉ mới kiểm tra được 4-5 trình duyệt thôi. Để kiểm tra toàn diện, các trình duyệt các phiên bản khác nhau bạn có thể tuy cập vào trang: http://browsershots.org/ để kiểm tra. Nếu nó hoạt động chưa tốt hoặc báo lỗi thì cần khắc phục ngay nhé.
Kiểm tra giao diện có thân thiện với di động không?
Chúng ta điều biết, chúng ta đang trải qua của kỷ nguyên di động. Và người dùng di động đang chiếm một phần rất lớn trong thế giới công nghệ và internet. Thế nên, một website phải đáp ứng được điều này là tất yếu rồi. Hãy lưu ý đến thiết kế Reponsive cho Website của bạn. Nếu có thể thì hãy thiết kế Website với một phiên bản đẹp dành riêng cho di động. Chắc chắn Website của bạn sẽ được người dùng đánh giá cao.
2. Phải hoàn thiện các thẻ Title, Description chuẩn SEO
Nếu bạn là một SEOer thì chắc chắn sẽ biết được tầm quan trọng của 3 thẻ Title, Meta Description và Keyword. Các thẻ này giúp công cụ Google tìm kiếm và đánh giá Website của bạn tốt hơn và nhanh hơn. Tuy nhiên nhiều bạn cứ nghĩ đây là công việc cần làm khi đăng bài viết. Đó là suy nghĩ hết sức sai lầm và làm cho website của bạn tụt hạng.
Ngay cả trong thiết kế giao diện, trang chủ, trang con đều cần phải hoàn thiện 3 thẻ này để đạt điểm tối ưu về SEO. Còn trong quá trình đăng bài, quản lý Website bạn cần hoàn thiện các thẻ này liên tục là điều bắt buộc cần làm. Rất nhiều trường hợp tối ưu SEO tốt ở trang chủ sẽ đẩy top tự nhiên, giúp trang thăng hạng nhanh chóng mà không tốn chi phí quảng cáo hoặc phải SEO từ bài viết trỏ link về.
Cách tốt nhất là thực hiện đến đâu, hoàn thiện đến đó. Đừng đợi thiết kế Website xong rồi mới chú ý đến những mục này. Bởi một kinh nghiệm cho thấy, chúng ta thường “bỏ quên” những mục này sau 1 thời gian ngắn không đụng tới.
3. Kiểm tra tốc độ của website
Không cần phải nói thêm về tầm quan trọng của tốc độ web sẽ ảnh hưởng thế nào tới trải nghiệm của khách hàng. Nhưng thế nào là một website có tốc độ tải nhanh? Bạn thấy đấy, khi vào google.com bạn có thể mất 1-2 giây để tải hết trang, đó là một website có tốc độ nhanh.
Tuy nhiên, tốc độ tải một trang website còn phụ thuộc vào nhiều thứ như: Đường truyền internet nơi bạn đang truy cập, đường truyền server (nơi website bạn lưu trữ- Hosting), dữ liệu trên trang được tải về (hình ảnh, video, frame, các liên kết ngoài…)… và tiếp đến là phần code được tối ưu hay chưa! Nói chung một website cần khoảng <10 giây là tốt, < 5 giây là rất tốt.
Thay vì tự hỏi làm gì sau khi có website, hãy dùng các công cụ này để xem tốc độ load trang đang là bao nhiêu: PageSpeed Insights, Pingdom,WebPagetest, Dotcom-monitor,…
4. Viết bài chất lượng và chia sẽ cho người dùng
Một trong những lỗi nặng mà nhiều doanh nghiệp hay mắc phải là sau khi thiết kế website lại không chăm chút cho nội dung, khiến trang web của bạn ngày càng giảm lượt truy cập trầm trọng. Nếu như tất cả các việc làm trên đây cộng lại là vua nội dung của website chính là Hoàng Hậu. Tôi so sánh như thế để các bạn biết rằng nội dung đóng một vai trò quan trọng thế nào.
Các bộ máy tìm kiếm bây giờ cũng đã thông minh hơn nhiều rồi, chúng có thể tự động phân loại được các bài viết chất lượng để đánh giá điểm cho web.. Và điều quan trọng là, nếu bạn có đủ thủ thuật vượt qua được các bước sàng lọc nội dung của các bộ máy tìm kiếm để seo lên TOP thì người dùng vẫn là người đánh giá nội dung của bạn, họ sẽ quyết định có vào website của bạn nữa hay không? Đó là lý do cần viết những bài thực sự có ý nghĩa với người dùng.
– Vậy thế nào là nội dung chất lượng?
Một nội dung chất lượng:
+ Nội dụng có ích cho người dùng khi xem nó.
+ Không sao chép nội dung của người khác.
+ Nội dung đó chưa có nhiều viết về nó (VD: Nội dung về SEO website có rất nhiều nhiều bài viết đã viết rồi, và nội dung thương lấy chổ này một ít, chổ kia một ít rồi tao thành một bài viết, thậm chí có những người còn copy nguyên paste vào nữa. Tuy nhiên, trong khi copy cũng phải có nghệ thuật để tạo ra sự khác biệt.
+ Ngoài ra, bạn cũng học cách trình bày một bài viết dễ đọc, dễ hiểu, có hình ảnh hoặc video hướng dẫn hoặc minh họa.
Còn tại sao cần cập nhật thường xuyên? Đặt mình ở vị trí khách hàng, chẳng có ai nào dám tin tưởng đặt hàng ở một trang web mà bài đăng gần nhất lại là vào 5, 6 tháng trước. Vì thế sử dụng website để làm kênh cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ thì cần phải thường xuyên cập nhật nội dung mới bằng bài viết hấp dẫn, sáng tạo.
5. Làm gì sau khi có website? Cài đặt 2 công cụ này ngay
Để quản lý website hiệu quả, việc cài đặt những công cụ quản lý website giúp quản trị viên thống kê được số liệu nhanh chóng để đưa ra phân tích, từ đó rút ra được những kinh nghiệm cũng như vạch định chiến lược phát triển website cụ thể. Trong đó có 2 công cụ công cụ thuộc Google, do đó, nó sẽ “hiểu” Google nhiều hơn.
Google Webmaster Tools
Với công cụ này, quản trị viên sẽ nắm được lí do liên kết đến website có nguồn gốc từ đâu, thông tin về số trang đã được “indexed”. Ngoài ra những lỗi gây hại đến người truy cập cũng sẽ được thông báo để quản trị viên tìm cách khắc phục.
Google Analytics
Được xem là công cụ quản lý website đắc lực với nhiều tính năng vượt trội. Công cụ này giúp kiểm soát được lượng truy cập, số lần truy cập vào bài viết, thời gian ở lại bao lâu, tỷ lệ thoát… Ngoài ra những thông tin về địa chỉ người truy cập, phương tiện truy cập… cũng được thể hiện rõ ràng. Như vậy quản trị viên có thể nắm được số lượng khách hàng tiềm năng và lựa chọn chiến lược tương tác phù hợp.
6. Tạo các liên kết mạng xã hội
Để website được nhiều người biết đến, bạn khộng chỉ nên làm theo 1 cách duy nhất là SEO mà nên tạo ra mạng liên kết với các trang web khác nhau. Đó có thể là website của hiệp hội thương mại, diễn đàn kinh doanh, sàn thương mại điện tử,… nào đó.
Đặc biệt là tận dụng sức mạnh của mang xã hội (nhất là facebook) đóng vai trò quan trong cuộc sống, thậm chí là trong kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp. Tôi tin rằng bạn cũng biết sự ảnh hưởng lớn mạnh của mạng xã hội tới website của bạn. Các mạng xã hội phổ biến hiện này: Facebook Google + (google plus), Twitter,…. Việt Nam có Zing me, Zalo….
Việc sử dụng mạng xã hội để truyền thông, thu hút lượng truy cập, tạo mạng lưới liên kết tạo nên sự tương hỗ, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm dễ dàng. Và khi đặt link nên dẫn link trực tiếp tới sản phẩm thay vì đi link tới trang chủ trong các trang quảng cáo vì nhiều người dùng không thông thạo trong việc điều hướng trang web.
Để giành được nhiều khách hàng mới, bạn nên trao đổi đăng tin quảng cáo trên bản tin doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng có thể mua quảng cáo trên trang web phù hợp để đưa sản phẩm dịch vụ của mình đến đông đảo với người dùng trong và ngoài nước. Đừng quên là Thanh Hóa Web cũng có dịch vụ chạy quảng cáo Google, dịch vụ chạy quảng cáo Facebook giá rẻ phù hợp với các cá nhân, doanh nghiệp nhé.
Tham khảo thêm các bài viết liên quan tại Blog: https://thanhhoaweb.vn/blog/