Những công việc cần chuẩn bị trước khi xây dựng website kinh doanh

cach-xay-dung-website-thuong-mai-dien-tu-thu-loi-nhuan-khung

Tiếp cận khách hàng thành công với khách hàng là mục đích lớn nhất mà chúng ta cần và muốn đạt được khi thiết kế website. Vậy cần chuẩn bị những gì để xây dựng website kinh doanh thành công? Các bước thực hiện quá trình này như thế nào là tốt nhất?

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế website, sở hữu đội ngũ nhân viên thiết kế và lập trình giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những giải pháp tối ưu tạo ra web doanh nghiệp ấn tượng, chuyên nghiệp và hiện đại nhất.

Xây dựng website kinh doanh có gì khác với website tin tức?

Xây dựng website kinh doanh, còn gọi là website bán hàng, website thương mại điện tử không giống với website tin tức, hoặc website doanh nghiệp thông thường.

Website doanh nghiệp

  • Có chức năng chính là giới thiệu các thông tin cần thiết về doanh nghiệp cho khách hàng. Khi muốn tìm hiểu về một doanh nghiệp nào đó, khách hàng có thể lên website tra cứu thông tin. Các nội dung cơ bản một website doanh nghiệp thường có bao gồm:

+ Giới thiệu công ty, lĩnh vực hoạt động

+ Lịch sử hình thành, Tầm nhìn, Sứ mệnh…

+ Thông tin các dịch vụ, sản phẩm cung ứng

+ Thông tin tuyển dụng

Ngoài ra, tùy định hướng nội dung và nhu cầu công ty, nhiều doanh nghiệp thêm trang tin tức để cập nhật những nội dung mới nhất về công ty.

Website doanh nghiệp có thể là một trang tĩnh (nội dung không thay đổi) hoặc động (thông tin cập nhật thường xuyên).

Website tin tức

Có chức năng chính là cung cấp thông tin liên tục, nhanh chóng về nhiều lĩnh vực tới cho bạn đọc. Website tin tức thông thường sẽ không trực tiếp tạo ra doanh thu từ các sản phẩm/đơn hàng. Họ sẽ thu nhập dựa trên số lượt người đọc, sức ảnh hưởng tới cộng đồng để nhận và đăng tải các quảng cáo để thu hút lượt xem/click. Xây dựng website tin tức khá giống với các trang báo điện tử, cần cập nhật thông tin và đăng bài liên tục lên trang.

Xây dựng website tin tức khác biệt với xây dựng website kinh doanh
Xây dựng website tin tức khác biệt với xây dựng website kinh doanh

Xây dựng website bán hàng

Website bán hàng, website thương mại điện tử, e-commerce website đều là các khái niệm chung cho dạng website mà chức năng chính của nó là bán sản phẩm. Các sản phẩm được bán trên các web rất đa dạng từ sản phẩm tới dịch vụ, có thể là:

  • Các “sản phẩm số” như: phần mềm, video, nhạc, ebook, hình ảnh…
  • Sản phẩm vật lý như: Trang phục, phụ kiện, đồ gia dụng, sách…
  • Các dịch vụ: bảo hiểm, vé xem phim, vé máy bay…

Một website bán hàng sẽ không hoàn chỉnh nếu người dùng không thể tạo được đơn hàng, thanh toán tiền và hoàn thành giao dịch trên trang.

Vì vậy, xây dựng website có giao diện như một trang bán hàng, có hiển thị thông tin sản phẩm, giá tiền… cho phép khách hàng đặt hàng, điền thông tin nhận hàng nhưng chỉ có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cũng không phải được phân loại là website bán hàng hay website thương mại điện tử.

Xây dựng website kinh doanh cần những gì?

Đội ngũ nhân sự

Khi thiết kế logo cho thương hiệu doanh nghiệp của bạn, việc tìm thuê một người có thể làm hết từ A-Z mọi công việc là điều không hề khó. Thế nhưng để tạo ra được 1 website chuẩn chỉnh, đôi khi 1 người là không thể đủ. Mặc dù có những cá nhân và đơn vị cung cấp các giải pháp thiết kế website toàn diện, nhưng bạn cũng nên cân nhắc việc xé lẻ các nội dung để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho website của mình.

Dưới đây là một số nhân sự chuyên biệt trong quá trình thiết kế website:

Website designers – người thiết kế web. Họ nhận ý tưởng của bạn và biến chúng thành hình ảnh để bạn có thể mường tưởng được website của mình trong tương lai sẽ như thế nào. Công việc này chủ yếu được làm trong Adobe Photoshop hoặc các phần mềm thiết kế đồ họa tương tự.

Thiết kế UX (trải nghiệm người dùng) và UI (giao diện người dùng)  tập trung vào việc bố cục thiết kế sẽ có tác động gì tới với người dùng. Ví dụ như, họ sẽ giúp bạn quyết định xem đặt những nút nào ở vị trí nào để người dùng click nhiều hơn, hoặc thanh điều hướng của website của bạn sẽ như thế nào. ( Có sự khác nhau cơ bản giữa thiết kế UX và UI).

Trong hầu hết các trường hợp, công việc của người thiết kế web và thiết kế UI/UX khá giống nhau, do đó nếu như bạn đang dự tính tiết kiệm chi phí, không quá khó để thuê một người có cả 2 kỹ năng này.

Lập trình viên website sẽ là người nhận bản thiết kế từ designer và thể hiện chúng trên nền tảng web bằng ngôn ngữ code. Đi sâu hơn vào chi tiết hơn nữa, có rất nhiều ngôn ngữ code ngoài kia, và hầu hết các lập trình viên chỉ thông thảo một ngôn ngữ mà thôi.

Lập trình viên Front end tập trung vào những gì chúng ta thấy trên website bao gồm (hình ảnh, text, hiệu ứng, menu, bố cục trang,…)

Lập trình viên Back end thì ngược lại, tập trung chủ yếu ở phía sau hậu trường, xoay quanh câu chuyện về dữ liệu, data của website.

SEO, người phát triển nội dung, hay copywriters là những người sẽ giúp bạn xây dựng nội dung cho website, đồng thời hiển thị trên kết quả của các công cụ tìm kiếm.

Chuẩn bị đội ngũ code
Chuẩn bị đội ngũ code

Mua tên miền và thuê hosting

Cũng giống như công việc kinh doanh truyền thống, việc đầu tiên bạn cần làm khi thiết kế website của mình đó chính là đi thuê địa điểm.

Hosting là nơi website của bạn được đặt trong đó. Tất cả những hình ảnh, nội dung và dữ liệu đều cần một server để lưu trữ. Hầu hết tất cả mọi người đều sẽ đi thuê hosting thông qua các công ty cung cấp dịch vụ này. Trung bình chi phí thuê hosting sẽ dao động trong khoảng từ $5-$20 một tháng, và cũng có thể cao hơn nếu bạn sở hữu nguồn dữ liệu khổng lồ.

Tên miền cũng được hiểu nôm na như tên doanh nghiêp của bạn. Để mua được tên miền và duy trì nó, bạn cũng phải trả một khoản phí nhỏ (thường sẽ dưới $10 cho 1 năm).

Cuối cùng, bạn sẽ cần phải trỏ domain của bạn vào server bạn vừa thuê, để giúp mỗi khi người dùng gõ tên miền của bạn, nó sẽ hiển thị đầy đủ nội dung và hình ảnh. Quy trình này đôi khi cũng hơi phức tạp, bạn nên cân nhắc nhờ các đội ngũ support hỗ trợ để xử lý nhé.

Cấu trúc website và nội dung trên trang

Thiết kế web hoặc lập trình viên của bạn sẽ không phải là người viết nội dung trên trang hay chụp ảnh sản phẩm cho bạn. Bạn sẽ phải là người cung cấp tất cả các nội dung cũng như cấu trúc chung cho website. Từ đó họ sẽ đưa ra 1 kế hoạch xây dựng website chi tiết và đưa qua bạn duyệt trước khi bắt tay vào thực hiện.

Đối với cấu trúc website, có một số trang thường có như sau:

1. Trang chủ
2. Trang liên hệ
3. Blog
4. Danh mục sản phẩm/bài viết
5. Trang đích sản phẩm/bài viết
6. Điều khoản
7. Thư viện
8. Landing page hoặc các trang quảng bá khác.

Tất cả các loại trang trên đều nên được liệt kê đầy đủ và có các nội dung trên đó.

Bạn chưa cần thiết phải có hoàn chỉnh nội dung trong giai đoạn này, nhưng bạn cần có những ý tưởng về cách thể hiện chúng trên website của mình

Mẹo: người thiết kế website của bạn (đặc biệt nếu họ có kinh nghiệm cho UX/UI) họ sẽ có thể gợi ý cho bạn nhữung ý tưởng về nội dung và cấu trúc mà chưa bao giờ bạn nghĩ tới. Bạn nên trao đổi nhiều với họ trong giai đoạn đầu hình thành website.

Web kinh doanh hiển thị trên các thiết bị để bàn và di động
Web kinh doanh hiển thị trên các thiết bị để bàn và di động

Chức năng chính của website

Khi có ai đó truy cập vào website của bạn, bạn muốn họ thực hiện những hành đông gì? Liệu chỉ là thu thập thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bản, như số điện thoại hay các giờ mở cửa? Họ liệu có thể trực tiếp mua sản phẩm trên trang của bạn hay không? Mục đích chính truy cập website là để đọc các bài tin, hay học một kiến thức nào đó?

Chức năng của website cần phù hợp với mục đích của chính bạn cũng như hành vi của người dùng.

Phần mềm hệ thống quản lý nội dung

CMS (Hệ thống quản lý nội dung) là phần mềm cho phép bạn, hoặc nhân viên của bạn đăng tải nội dung lên từng phần của trang web. Nếu như bạn thường xuyên phải thay đổi text và hình ảnh trên website và bạn không hề biết gì về code, chắc chắn rằng bạn cần một CMS.

Có rất nhiều các lựa chọn CMS, ví dụ như WordPress cho các trang tin, Shopify cho các trang thương mại điện tử, Six để xây dựng trang profile.

Chi phí xây dựng website bao nhiêu tiền?

Khi chúng ta tự xây dựng website, chi phí bỏ ra đầu tư được tính theo dựa trên 3 mục:

+ Chi phí tên miền: Chi phí đăng kí tên miền có đuôi .com, .net, .org thông thường rơi vào khoảng 10$ cho một năm đầu, tương đương với khoảng hơn 200 nghìn VNĐ. Còn đối với tên miền .vn thì chi phí nằm ở khoảng gần 1 triệu VNĐ cho một năm đầu. Bạn cũng cần gia hạn tên miền theo năm và mức gia hạn năm tiếp theo sẽ rẻ hơn.

+ Chi phí hosting: Tương tự như tên miền, chi phí này bạn không thể không bỏ ra. Tuy nhiên, có một điều khác là chi phí này phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp của bạn và dung lượng, hỗ trợ kỹ thuật mà bạn sử dụng. Thông thường các doanh nghiệp sẽ bỏ ra khoảng từ 1tr- 3tr trên 1 năm cho khoản phí duy trì hosting.

+ Chi phí thiết kế website: Chi phí này tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn, đòi hỏi của các bạn về giao diện, tính năng, lập trình website hay những điều liên quan. Tùy vào nhu cầu mà chi phí có thể dao động từ 2 triệu VNĐ tới cả chục triệu VNĐ. Mặc dù vậy, có lẽ tầm 4-5 triệu VNĐ bạn đã có thể có cho mình một website hoạt động thật chuyên nghiệp và hiệu quả để phục vụ kinh doanh.

Trên đây chỉ là những chi phí dự trù theo mặt bằng chung. Trong thực tế có thể có chi phí phát sinh thêm hay còn những khoản bạn vẫn có thể tiết kiệm được. Tất cả những điều này đều phụ thuộc vào mục tiêu, kế hoạch cuối cùng của bạn nhé. Tham khảo thêm bảng giá chi tiết của Thanh Hóa Web tại đây để xem những ưu đãi mới nhất : https://thanhhoaweb.vn/bang-gia/#

Tham khảo thêm các bài viết tại: https://thanhhoaweb.vn/blog/

Trả lời