Có 2 cách để được hiện thị trên trang google tìm kiếm khi khách hàng có nhu cầu tìm mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp có thể lựa chọn làm SEO hoặc chạy quảng cáo.
Chọn làm SEO và chạy quảng cáo Google – đó là một cuộc tranh luận không hồi kết thường thấy và ở mọi nơi trên web hay trên các diễn đàn. Chúng ta đều biết cả làm SEO hay chạy quảng cáo thì mục đích chính là thu hút lượng truy cập đến từ khách hàng tiềm năng trên công cụ tìm kiếm Google thông qua những từ khóa tìm kiếm thông tin dịch vụ sản phẩm mà bạn cung cấp.
Có thể bạn đã từng nghe, từ một Marketing Manager và chủ doanh nghiệp nào đó nói rằng “Giữa làm SEO và chạy quảng cáo, chỉ nên đầu tư vào một chiến lược duy nhất”
Bạn có biết rằng 93% trải nghiệm trực tuyến bắt đầu với một công cụ tìm kiếm? Nếu bạn tiếp cận các chiến lược tiếp thị tìm kiếm này với định kiến như vậy thì bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội tiếp cận khách hàng.
Để biết đâu là lựa chọn đúng cho doanh nghiệp thì 3F đã đưa ra những ưu điểm giữa làm SEO và chạy quảng cáo để doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợp cho mình
Tổng quan về làm SEO và chạy quảng cáo
Có 1 tỷ người sử dụng tìm kiếm Google mỗi tháng. Và tính đến tháng 2 năm 2020, Google sở hữu hơn 81% thị phần công cụ tìm kiếm
Do đó xu hướng mua sắm cũng như tiêu dùng hiện nay là người mua hàng sẽ tìm kiếm và tìm hiểu thông tin trên Internet trước khi quyết định mua. Và thường người tiêu dùng sẽ tìm kiếm nơi bán những sản phẩm mình muốn thông qua công cụ tìm kiếm, và họ sẽ lựa chọn trong 10 kết quả hiện ra đầu tiên (trang 1) trong kết quả tìm kiếm (thường là Google)
Khái niệm SEO là gì ?
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization – Tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm của khách hàng, giúp khách hàng tìm đến website của mình nhanh hơn mà không cần mất bất kỳ khoản chi phí nào cho google. SEO càng tốt thì website của bạn sẽ có xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (thông thường là Google).
Nói một cách đơn giản, Khi người dùng sử dụng thanh search, Google sẽ kiểm kê tất cả những trang web trong chỉ mục của mình (nơi các thông tin về websites được lưu trữ) và tìm kiếm trang web có thông tin liên quan nhất. Trang web này sau đó sẽ được liệt kê ra cho người dùng trên trang kết quả. Quá trình này tốn nhiều thời gian, công sức nhưng một khi đã SEO lên top công cụ tìm kiếm, bạn sẽ thu về kết quả một cách bền vững nhất.
SEO hoạt động theo cách thức nào?
Nghiên cứu từ khóa (keyword research): Đây là công việc cực kì quan trọng trong SEO nhằm mục đích tìm ra những cụm từ, nhóm từ khóa nhắm tới từng loại đối tượng tìm kiếm và dễ dàng đưa website lên vị trí cao trên kết quả tìm kiếm.
Content hữu ích: Với SEO nội dung là điều kiện quan trọng nhất để SEO một website. Nội dung của website phải hữu ích với độc giả. Máy tìm kiếm sinh ra là để phục vụ mọi người tìm kiếm thông tin trên Internet. Những Website có được nội dung phong phú, hữu ích và thông tin luôn cập nhật sẽ luôn nằm ở vị trí TOP đầu.
Seo Onpage: Tối ưu trên trang web, cho cả Công cụ tìm kiếm và khách viếng thăm. Hiện nay việc này trở nên ngày càng quan trọng hơn sau khi Google tung ra hàng loạt các bản cập nhật mới
Seo Offpage: xây dựng liên kết từ website khác trỏ tới website của bạn. Bao gồm tất cả các liên kết từ các website khác trỏ về site của bạn hay còn gọi là Backlink, từ các trang Blog, Mạng xã hội, Tin tức hay các comment từ các Forum, …
Khái niệm chạy quảng cáo là gì ?
Google Ads ( tên gọi cũ Google adwords ) – viết tắt của Google Advertisement Keywords – tạm dịch là quảng cáo theo từ khóa (còn được biết đến với cái tên – quảng cáo trả tiền cho từng lần nhấp chuột) là một dịch vụ thương mại chạy bởi Google
Google Ads cho phép bạn đặt quảng cáo của bạn ở vị trí trên cùng của trang kết quả tìm kiếm trên Google. Người sử dụng Internet gõ vào từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và quảng cáo của bạn được xuất hiện tại các trang kết quả tìm kiếm. Khách truy cập sẽ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn và nó sẽ đưa họ trực tiếp đến trang web của bạn.
Khi sử dụng dịch vụ quảng cáo Google Ads, bạn sẽ phải trả phí cho những lần quảng cáo được hiển thị hoặc được click chuột. Thông qua việc lựa chọn và sử dụng từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo sẽ được hiển thị ở những vị trí ưu tiên. Giá của mỗi từ khóa phụ thuộc vào vị trí hiển thị này cũng như mức độ cạnh tranh cùa từ khóa.
Google Ads hoạt động theo cách thức nào?
Khi sử dụng dịch vụ Adwords, tất cả các quy tắc sẽ do bạn đặt ra, bao gồm:
- chọn hạn mức hàng ngày
- số tiền tối đa bạn muốn chi cho mỗi lượt truy cập
- những từ khóa mà bạn muốn quảng cáo.
Google sẽ thu phí nhất định tùy theo gói dịch vụ bạn sử dụng. Có 3 hình thức tính phí như sau:
- Trả tiền cho mỗi lần nhấp PPC (Pay per Click) – Tính phí theo từng lần nhấp chuột của khách hàng vào quảng cáo của bạn – đây là hình thức phổ biến nhất;
- Trả tiền theo số lần hiển thị PPM (Pay per Miles) – Tính phí cho mỗi 1000 lượt quảng cáo xuất hiện trên Google;
- Trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể trên website sau khi nhấp vào quảng cáo PPA (Pay per Action).
Nhận diện vị trí SEO vs ADS trên Google tìm kiếm
Khi bạn search từ khóa “công cụ phân tích từ khóa” trên thanh tìm kiếm, bạn có thể nhìn thấy hàng loạt kết quả. Hãy nhìn tấm ảnh dưới đây:
Đầu tiên, quảng cáo trả tiền được hiển thị ở đầu trang kết quả của công cụ tìm kiếm đầu tiên , trong khi danh sách không phải trả tiền xuất hiện ngay bên dưới
- Phần đầu khung màu đỏ trên kết quả tìm kiếm, có ghi là “Quảng cáo” (cũng có khi được hiển thị là “Qc” hoặc “Ad” – viết tắt của “Advertising”)
>> điều này có nghĩa là quảng cáo Google Adwords – quảng cáo trả tiền.
Và phần khung màu xanh lá cây. Đó là SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
>> Và theo thứ tự, các website xếp hạng ở vị trí kế tiếp lần lượt được xem là có vị trí top 1, top 2, top 3 trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Làm SEO và Chạy quảng cáo: Cái nào tốt hơn?
Đây là câu hỏi không có đáp án đúng. Nếu ai đó cung cấp dịch vụ quảng cáo và SEO cho bạn biết cái này tốt hơn cái kia thì bạn đừng nên tin
Không có cách nào làm SEO tốt hơn chạy quảng cáo, hoặc ngược lại. Cả hai đều là nguồn nhận khách hàng tiềm năng và chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Câu hỏi đúng để hỏi là: Khi nào chọn SEO so với chạy quảng cáo hay ngược lại? Mình sẽ đưa ra những ưu điểm và khuyết điểm để bạn lựa chọn chiến lược phù hợp với doanh nghiệp mình trong từng giai đoạn
Ưu và nhược điểm của SEO và Ads
Ưu điểm SEO
Chi phí SEO ít hơn chạy Ads
- Mỗi khi có người click vào liên kết của bạn trong kết quả tìm kiếm tự nhiên, bạn sẽ không bị tốn bất cứ chi phí nào, trừ những chi phí nhỏ nhưng cần thiết để duy trì thứ hạng bạn đang có.
Bền vững hơn về thời gian
- Để SEO lên top nhiều từ khóa, bạn cần có website vừa chuẩn kỹ thuật lại vừa tối ưu cho người dùng. Bên cạnh đó bạn cần có thật nhiều nội dung và thời gian đủ lâu để Google đánh giá website của bạn uy tín với người dùng. Vì những rào cản trên, nên đối thủ cạnh tranh trong SEO sẽ ít hơn trong Quảng cáo.
- Nếu quá trình SEO dừng lại, thứ hạng tìm kiếm sẽ giảm theo thời gian
SEO thúc đẩy nhiều nhấp chuột hơn tăng traffic
- Thống kê cho thấy 65% người dùng click chuột vào kết quả hiển thị tự nhiên của SEO, 35% còn lại click chuột vào kết quả hiển thị ưu tiên của quảng cáo Google Adwords. Nghĩa là SEO tạo độ tin cậy cao hơn quảng cáo Google Adwords
- Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tỉ lệ chuyển đổi cao hơn
Nhược điểm làm SEO
SEO cần có thời gian dài để được lên Top
- SEO thường sẽ mất khá nhiều thời gian thường từ 2-6 tháng để bạn mới thấy được kết quả. Trong thời gian SEO, hiệu quả doanh thu mang lại gần như không có. Khách hàng biết đến bạn khi bạn có vị trí thứ hạng trên tìm kiếm . Vì lý do này mà rất nhiều doanh nghiệp không muốn đầu tư vào SEO.
SEO phụ thuộc vào các thuật toán dễ tụt hạng
- Google đã bắt đầu tạo ra thay đổi lớn về thuật toán, xuyên suốt những lần Cập nhật Thuật Toán Google, những nhà quản trị web (Webmaster) thường tập trung vào những yếu tố như: xây dựng links, cải thiện nội dung, hoặc những khía cạnh liên quan đến kỹ thuật SEO.
- Mỗi thay đổi của Google với thuật toán tìm kiếm có thể làm ảnh hưởng tới hàng tỷ kết quả , sau khi thuật toán áp dụng một thời gian không lâu, bản đồ thứ hạng website theo từ khóa đã có sự thay đổi chóng . Và thế chỗ vào những website tụt hạng là những website thỏa mãn các tiêu chí mà Google đã đề ra là có chất lượng và được cập nhật những bài viết hay liên tục.
SEO cần nội dung hay chất lượng và hiểu biết công cụ hỗ trợ
- Nếu bạn muốn làm SEO, bạn nhất thiết phải hiểu tận dụng các công cụ hỗ trợ SEO tốt nhất Tìm kiếm hoạt động cũng như biết rõ SEO tập trung vào những từ khóa có lượng tìm kiếm cao liên quan đến website của bạn
- Việc SEO cùng lúc nhiều từ khóa là rất khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Nếu quá lạm dụng, nhồi nhét từ khóa vào trong bài viết (quá 5% độ dài bài viết) thì Google sẽ đánh giá là spam từ khóa, đồng thời, đánh mất tính tự nhiên của bài.
- Cùng với nội dung, những người làm SEO cũng cần biết cách tối ưu các thành phần trên trang (on-page) khác như: Thẻ tiêu đề, thẻ miêu tả, Headings, thẻ miêu tả ảnh
Ưu điểm chạy Ads
Chạy Ads mang lại kết quả nhanh chóng
- Xuất hiện vị trí TOP ngay lập tức thông qua các chiến dịch bạn tạo ra và bắt đầu nhận được lưu lượng truy cập nhắm tới mục tiêu bạn quảng cáo
- Quảng cáo đúng thời điểm khách hàng tìm kiếm
Xây dựng đẩy mạnh thương hiệu
- Với quảng cáo Google, bạn chỉ phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột. Vì thế kể cả khi người dùng không click vào quảng cáo, họ vẫn nhìn thấy và ghi nhớ thương hiệu của bạn
- Phục vụ cho remarketing
Chạy ads thích nghi nhiều tiện ích mở rộng
- Cho phép bạn sử dụng nhiều từ khóa liên quan để xác định từ khóa nào có tỷ lệ chuyển đổi và tạo đơn hàng tốt hơn
- Mục tiêu quảng cáo được nhắm theo từ khóa tìm kiếm, thời gian trong ngày, ngày trong tuần, vị trí địa lý, ngôn ngữ, thiết bị và đối tượng dựa trên những lượt truy cập trước đó.
Nhược điểm của chạy Ads
Ngân sách chạy ads cao
- Nếu bạn không phải là một người chạy Google Ads chuyên nghiệp và biết tối ưu landing page thì có thể bạn sẽ tốn rất nhiều tiền cho Google Ads
- Bạn sẽ phải chi tiền quảng cáo liên tục để duy trì vị trí của mình trên Google ,khi ngừng trả tiền quảng cáo sẽ không còn xuất hiện trên Google tìm kiếm
Chi phí chạy thường yêu cầu tinh chỉnh liên tục
- Chi phí Google Ads cho mỗi từ khóa là không cố định, biến động tùy theo sự cạnh tranh và vị trí hiển thị của từ khóa đó.
- Chi phí sẽ ngày càng tăng trên mỗi từ khóa do sự cạnh tranh, làm cho doanh nghiệp bị giảm đi lợi nhuận của mình
Click ảo từ đối thủ cạnh tranh
- Google Ads gặp phải những lượng click ảo (tức các đối thủ cạnh trạnh Click để làm tụt vị trí top từ khóa) lúc này bạn cần sử dụng công cụ chặn click ảo để tối ưu việc chạy quảng cáo
Bảng So Sánh SEO và Google Ads
Ngoài 2 sự khác nhau cơ bản trên, bảng so sánh dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hình dung và phân biệt được SEO với quảng cáo Google Ads dễ dàng để có chiến lược tiếp thị phù hợp và hiệu quả.
Sau khi nghiên cứu cả bài viết, chắc bạn đã rõ vì sao SEO và Google Ads không những không loại trừ nhau mà thậm chí nó còn là 2 công cụ hữu ích để thực hiện mục đích chung: cải thiện doanh thu. Tùy vào mục đích doanh nghiệp của bạn mà lựa chọn cách chạy quảng cáo Google Ads hay SEO
Nguồn : https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/23325-Su-khac-biet-giua-lam-SEO-va-chay-Ads-dau-la-su-lua-chon-cho-ban