Quản trị website là gì? Những công việc và kỹ năng cần có khi quản trị website

dich-vu-quan-tri-website0

Sở hữu một website thiết kế giao diện đẹp, khoa học thôi là chưa thể gọi là đủ. Các doanh nghiệp muốn website hoạt động hiệu quả thì còn cần phải biết cách quản trị trang web sao cho tận dụng được hết những lợi ích mà nó mang lại. Vì vậy việc xây dựng, quản lý và phát triển website luôn được coi trọng.

Hôm nay hãy cùng tìm hiểu 1 nhiệm vụ quan trọng, đó là quản trị web như quản trị website là gì? Hoạt động này giúp tối ưu Website, góp phần tối đa doanh thu cho doanh nghiệp như thế nào.

Quản trị website là gì? 

Quản trị Website là sự kết hợp của rất nhiều hoạt động liên quan đến Web. Tóm lại đó là quá trình quản lý, tối ưu nhằm đảm bảo cho website vận hành tốt hơn và nâng cao trải nghiệm người dùng. Tất cả vì một mục tiêu đảm bảo cho Website được vận hành trơn tru: Index tốt, tốc độ tải trang nhanh, dễ dàng tối ưu SEO,… đảm bảo theo đúng kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Quản trị website (webmaster) hay còn được gọi là người quản trị web, cũng được gọi là một kiến ​​trúc sư web, phát triển web, tác giả trang web, quản trị website, điều phối viên trang web, hoặc nhà xuất bản trang web. Họ là người chịu trách nhiệm duy trì, quản lý và phát triển một hay nhiều trang web.

Tầm quan trọng của người quản trị website

Website không chỉ là nguồn thu hút khách hàng tiềm năng mà còn có vai trò như 1 đại diện cho doanh nghiệp trên internet. Trong môi trường kinh doanh hiện đại như ngày nay thì các nhà quản trị trang web là nhân tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp phát huy được tối đa sức mạnh kinh tế.

Quản trị web chắc chắn giúp thúc đẩy lượng truy cập vào web và mở rộng thị trường mục tiêu. Ngược lại với 1 cửa hàng truyền thống, khi có website, bạn không lo bị giới hạn không gian, khoảng cách địa lý và số lượng người dùng. Vì thế, nếu phát triển web tốt, bạn sẽ thu về lượng lead chất lượng, có tiềm năng lớn chuyển đổi thành khách hàng thực sự. Hoàn toàn thoải mái hơn nếu mở rộng thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp.

Quản trị web là gì
Quản trị web là gì

Nếu kinh doanh truyền thống, bạn cần mở cửa hàng, thuê mặt bằng và đội ngũ nhân viên bán hàng. Nhưng với website, bạn chỉ cần 1 – 2 quản trị viên xây dựng hình ảnh công ty, chăm sóc khách hàng trên website. Rõ ràng đây là biện pháp tiết kiệm không ít chi phí cho marketing.

Thực tế rằng, ngày càng có nhiều người dùng mua hàng online. Website cũng như 1 shop online – nơi quảng bá sản phẩm và thực hiện giao dịch mua bán. Vì vậy đầu tư cho hệ thống quản trị Website là khoản đầu tư xứng đáng, giúp phát triển Website một cách hiệu quả. Đặc biệt tạo ra trải nghiệm online tốt cho khách hàng để sẽ giữ chân người dùng ở lại trang web lâu hơn.

6 nhiệm vụ quản trị website cần phải biết

Để trang web có thể hoạt động tốt và phát triển bền vững thì người quản trị web có rất nhiều nhiệm vụ như: đảm bảo máy chủ của web hoạt động chính xác, bảo trì website, thiết kế trang web, quản trị nội dung, kiểm tra đường truyền, tốc độ tải trang web, theo dõi tình hình hoạt động của trang web, trả lời các câu hỏi của người dùng…

Một nhân viên quản trị website, bạn không chỉ phải am hiểu về lập trình như HTML, PHP,… mà còn phụ trách nội dung hiển thị để lôi kéo nhiều người dùng đến với website của mình. Chúng tôi đã tổng hợp ra 6 nhiệm vụ cơ bản – bắt buộc phải làm khi ở vị trí Webmaster, đó là:

  1. Tối ưu và cập nhật giao diện web
  2. Lên kế hoạch xây dựng nội dung định kỳ
  3. Lên kế hoạch tối ưu website hiệu quả
  4. Quản lý hosting và backup dữ liệu thường xuyên
  5. Triển khai quảng cáo cho Website
  6. Đánh giá hiệu quả quản trị và báo cáo
6 công việc quản trị website bạn phải biết
6 công việc quản trị website bạn phải biết

Tối ưu và cập nhật giao diện web

Công việc đầu tiên phải làm là cập nhật giao diện Website. Giao diện chính là bộ mặt của cả doanh nghiệp và tạo ra ấn tượng đầu tiên cho khách hàng. Mặc dù, giao diện đã được thiết kế trước nhưng qua thời gian sẽ có nhiều xu hướng thay đổi liên tục đòi hỏi quản trị viên phải thường xuyên cập nhật. Điều này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Vừa thể hiện hình ảnh doanh nghiệp mong muốn trong từng giai đoạn.

Ngoài ra, không chỉ đóng góp ý tưởng thiết kế web, quản trị viên còn phải thường xuyên xem xét tình trạng và xử lý các lỗi phát sinh. Đặc biệt khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn gây gián đoạn trải nghiệm sử dụng người dùng, họ cần phải có kế hoạch xử lý ngay. Phải luôn đảm bảo giao diện website thân thiện với người dùng và không mắc các lỗi như: lỗi hình ảnh, table, internal/external link, code web…

Lập kế hoạch nội dung định kỳ

Các nhân viên quản trị website. cũng cần nắm rõ các nội dung (content) hiện tại của website theo đúng định hướng của doanh nghiệp. Sau đó cung cấp số liệu dựa trên thống kê hành vi truy cập của khách hàng, phối hợp với đội content – SEO về nội dung các bài viết mới với những thông tin có giá trị. Mục tiêu cao nhất vẫn là tăng lượt truy cập, để bài viết và từ khóa có thứ hạng cao trên Google…

Hãy đảm bảo trên website của bạn luôn có những thông tin mới mẻ và hữu ích sẽ thu hút thêm nhiều người dùng đến thăm. Và một điều cần lưu ý khi triển khai content là phải nhất quán thể hiện sứ mệnh doanh nghiệp, triết lý kinh doanh, đồng thời giới thiệu thương hiệu và sản phẩm đến người dùng của bạn.

Lên kế hoạch tối ưu website hiệu quả

Để website có thứ hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm như Google, ngoài content thì website của bạn còn cần phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác về cả kỹ thuật nữa. Vì vậy bạn phải biết những kiến thức SEO căn bản để phối hợp, trao đổi với team SEO đưa ra những kế hoạch tối ưu tổng thể website tốt nhất.

Quản lý thường xuyên Hosting và sao lưu dữ liệu

Thử tưởng tượng Website của bạn bị hack và doanh nghiệp mất tất cả dữ liệu trang web. Năm năm nội dung và dữ liệu đã đổ sông. Lúc này, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra lợi ích của việc sao lưu dữ liệu. Bất kỳ kế hoạch quản trị Website nào cũng nên bao gồm thực hiện quản lý thường xuyên Hosting và sao lưu dữ liệu.

Triển khai quảng cáo cho Website

Muốn tăng traffic (số lượt người dùng truy cập và hoạt động trên website) cho website thì ngoài SEO bạn cũng có thể kết hợp SEO với Google Adwords. Ngoài ra còn có các phương pháp tiết kiệm ngân sách hơn như là chia sẻ bài viết website lên các trang mạng xã hội hay trong chiến dịch email marketing. Để đạt được kết quả tốt bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp marketing online thay vì quá tập trung vào một mảng.

Đánh giá hoạt động của Website thường xuyên

Đánh giá Website thường xuyên là cơ sở để theo dõi hoạt động, kịp thời cải tiến các vấn đề để tối ưu Website. Một số công cụ đánh giá hoạt động Website hữu ích cho các Webmaster: Google Analytics, Google Webmaster Tools, Alexa,…

Kỹ năng cần có của quản trị website

Để đảm bảo website được hoạt động hiệu quả nhất, các nhà quản trị web cần có những kỹ năng sau:

– Thông hiểu về cấu trúc web

– Biết các ngôn ngữ lập trình

– Biết sử dụng HTML

– Sử dụng thành thạo các công cụ quản trị web như Mike’s Marketing Tools, SelfSEO Page Speed Checker, FeedBurner, Google Analytics…

– Sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa và xử lý đồ họa cơ bản

– Tính cẩn thận trong công việc

– Kỹ năng tìm ra và xử lý vấn đề

– Kỹ năng viết tốt

– Có kiến thức cơ bản về SEO: việc tăng lượng người truy cập vào trang web và tăng thứ hạng từ khóa của web trên các công cụ tìm kiếm là một nhiệm vụ quan trọng của các quản trị viên website. Để làm được điều này thì người quản trị web phải có hiểu biết về SEO để tối ưu website với các công cụ tìm kiếm, điều này sẽ giúp các khách hàng dễ dàng tìm đến bạn hơn thông qua hình thức tìm kiếm.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về quản trị Web  là gì. Quản trị Website hiệu quả chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào trong thành công của doanh nghiệp. Không chỉ về mặt hình ảnh mà còn về doanh thu tốt trong thời gian ngắn.

Tham khảo thêm các bài viết hữu ích tại: https://thanhhoaweb.vn/blog/

Trả lời