20+ tiêu chí đánh giá một thiết kế website chất lượng

tieu-chi-danh-gia-website-chuan

Khách hàng luôn được các lời mời goi sẽ nhận được 1 số lời hứa như website chất lượng, website chuẩn SEO, website có giao diện thân thiện với đi động, website dễ sử dụng… Nhưng liệu nhiêu đó ban hiểu chi tiết bao nhiêu? Để làm rõ khái niêm này cho khách hàng, chúng tôi đã cập nhật 20+ tiêu chí đánh giá một thiết kế website chất lượng trong bài viết sau.

Chúng tôi cũng lưu ý rằng những tiêu chí này phù hợp hơn với website doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin và tương tác cơ bản. Còn với những website đặc biệt như Sàn Thương mại điện tử, WebApp, Streaming… thì số lượng tiêu chí sẽ phải nhiều hơn và sâu về kỹ thuật hơn.

Tiêu chí về Giao diện trong thiết kế website chất lượng

Website là bộ mặt thương hiệu trên internet, do đó khi thiết kế website, bạn cần phải đưa những dấu ấn thiết kế thương hiệu (thường gọi là Key Visual) vào. Một số thành phần quan trọng bạn cần phải chú ý bao gồm:

  • Logo.
  • Bộ màu sắc, gồm màu chính và những màu phụ.
  • Typography: font chữ, kích thước, độ dày/mỏng.
  • Bố cục, hình dạng các thành phần thể hiện được tính chất của thương hiệu.

Khi thiết kế website, bạn cũng cần lưu ý đến khái niệm “above the fold”, tức là phần website hiện khi khi tải trang và chưa cuộn chuột xuống. Phần này phải làm nổi bật được hình ảnh thương hiệu.

UX/UI hiện đại

UX viết tắt của chữ User eXperience, nghĩa là trải nghiệm người dùng. Bạn cần phải chú ý đến thói quen và cảm giác của người dùng khi thiết kế website. Ví dụ, người dùng đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, nên bố cục thường thấy là thông tin bên trái và nút bấm bên phải.

UI viết tắt của chữ User Interface, nghĩa là giao diện người dùng. Ngoài việc phải bám theo bộ nhận diện thương hiệu, bạn cũng cần phải chú ý đến những điểm thể hiện được cái “đẹp” theo định nghĩa của người sử dụng website.

Thiết kế website chất lượng phải chú ý đến tiêu chuẩn UX/UI
Thiết kế website chất lượng phải chú ý đến tiêu chuẩn UX/UI

Giao diện Responsive

Giao diện Responsive có nghĩa là website của bạn có thể hiển thị tốt ở nhiều loại kích thước màn hình khác nhau, thường được phân thành 3 loại: Desktop, Tablet và Mobile. Trong đó Desktop và Mobile là 2 loại chiếm 92% số lượng thiết bị được sử dụng.

Việc xây dựng giao diện Responsive đòi hỏi đội ngũ thiết kế và lập trình website phải phối hợp tốt với nhau, tuân theo những tiêu chuẩn của kỹ thuật làm website.

Hiệu ứng thu hút, bắt mắt

Website không chỉ có phần “nhìn” đẹp, mà còn nên tương tác với người sử dụng. Những kỹ thuật lập trình website mới có những hiệu ứng đơn giản nhưng hiệu quả trong việc giữ mắt người đọc.

Bố cục rõ ràng, sắp xếp hợp lý

Các chuyên gia về thương mại điện tử của Tổ chức Thương mại quốc tế ITC đã cho chúng ta một lời khuyên rất quý báu: “Hãy làm sao để người xem chỉ cần nhấn chuột không quá 3 lần để thấy thông tin cần tìm“. Môt thiết kế website chất lương phải tạo điều kiện cho người đọc/khai thác dễ định hướng trong website nhanh chóng nhất.

Tiêu chí về Kỹ thuật website

Sử dụng những phiên bản kỹ thuật mới nhất

Nếu bạn đang sử dụng một chiếc Smartphone, thì việc nâng cấp hệ điều hành và ứng dụng sẽ giúp bạn có thể sử dụng những tính năng mới nhất và tốt nhất. Đối với những website chất lượng cao cũng vậy, sử dụng những phiên bản kỹ thuật mới sẽ giúp website hoạt động tốt hơn, mượt hơn và tính bảo mật cũng cao hơn.

HTTPS

Sử dụng HTTPS với giao thức SSL sẽ giúp website của bạn an toàn hơn. Thậm chí, việc không hiển thị dòng chữ “Non Secure” cũng giúp website của bạn uy tín hơn đối với người sử dụng.—-

Có thể nâng cấp theo thời gian

Thế giới công nghệ thay đổi rất nhanh, rất nhiều tính năng mới sẽ được cập nhật trong tương lai. Website của bạn cũng cần sẵn sàng để nâng cấp. Với những CMS nổi tiếng như WordPress, bạn có thể dễ dàng nâng cấp những phiên bản mới nhất trong tương lại.

Nâng cấp website - tiêu chí thiết kế website chất lượng
Nâng cấp website – tiêu chí thiết kế website chất lượng

Tối ưu tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang dưới 5 giây

Website có tốc độ tải nhanh đạt được 2 mục đích: không làm người dùng chờ đợi khó chịu (thậm chí còn thấy website thật “pro”) và ít tốn băng thông của server. Tốc độ tải trang phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là ít hình ảnh, video “khổ lớn”, mã nguồn website tinh gọn, và website có cache lưu trữ trên máy khách.

Tối ưu dung lượng hình ảnh

Hình ảnh là loại tài nguyên làm chậm website hàng đầu. Để website có thể tải dưới 5s, website của bạn nên dưới 3MB. Tuy nhiên ở rất nhiều website Tadateam đã tối ưu, hình ảnh gần như không được giảm kích thước khi tải lên, khiến website rất nặng nề.

Tối ưu và hỗ trợ SEO

Được Google Index

Đây là yếu tố quan trọng nhất để website của bạn xuất hiện trên Google. Có 2 trường hợp website không được Google index là đơn vị lập trình “quên” tắt tính năng chặn Google bot trong khi lập trình, hoặc website của bạn bị Google phạt vì vi phạm các thuật toán như Panda, Penguin…

Đầy đủ các thẻ chuẩn SEO

Chuẩn SEO là một trong những yêu cầu quan trọng đối với website chất lượng cao hiện nay, và là một tiêu chuẩn bắt buộc của Tadateam. Tất cả các website được làm tại Tadateam đều phải trải qua đánh giá từ những công cụ kiểm tra hàng đầu thế giới như Website Auditor by SEO Power Suite, Screaming Frog.

Có chức năng hỗ trợ tối ưu nội dung

Để được Google đánh giá cao website, ngoài vấn đề kỹ thuật thì chất lượng nội dung cũng cần phải quan tâm đúng mức. Ngoài những thẻ cơ bản như Title, Meta Description, Heading thì website nên có thêm những chức năng hỗ trợ kiểm tra mật độ từ khóa, kiểm tra trùng lặp từ khóa, điều hướng canonical, kiểm tra inbound/outbound link…

Đặc biệt khi người quản lý nội dung webiste không có nhiều kiến thức về SEO, thì các chức năng hỗ trợ tối ưu nội dung giúp người quản lý dễ dàng thực hiện đúng các tiêu chuẩn của Google hơn.

Plugin tối ưu SEO cho web
Plugin tối ưu SEO cho web

Có form đăng ký email

Với những lĩnh vực kinh doanh cần trao đổi và hỗ trợ khách hàng nhiều như Trường học, Trung tâm đào tạo, B2B… thì email là một trong những kênh liên lạc hiệu quả cao với chi phí thấp.

Website của bạn nên khuyến khích người xem để lại email, bằng cách tải tài liệu, tải báo giá hoặc cho phép dùng thử. Sau đó, bạn có thể sử dụng những phần mềm Email Marketing hoặc Marketing Automation để tiếp tục chăm sóc những khách hàng tiềm năng (Lead), kích phát thêm nhu cầu để họ trở thành Khách hàng (Customer).

Có chức năng hỗ trợ liên lạc nhanh chóng

Bất cứ khi nào khách hàng muốn liên lạc với bạn, thì họ có thể thực hiện ngay mà không cần phải đi tìm. Do đó, bạn nên để số điện thoại ở trên, ở giữa và cuối website để người xem dễ dàng nhận thấy. Ngoài ra, bạn nên có một nút liên lạc trôi theo website để họ có thể sử dụng bất cứ lúc nào.

Hơn nữa, nên có nhiều phương thức liên lạc khác nhau để đáp ứng thói quen và mức độ nhu cầu hiện tại của người xem. Ví dụ, khi gấp thì người xem có thể gọi điện ngay, nhưng nếu không quá gấp và họ muốn trao đổi thêm, thì họ có khả năng muốn sử dụng Facebook Messenger, Zalo hoặc Viber.

Hiển thị tốt khi share trên Facebook, Instagram

Website của bạn không chỉ sống 1 mình, mà còn tiếp tục phổ biến trên Mạng xã hội như Facebook, Instagram. Do vậy, khi lập trình, website nên được tối ưu nội dung, hình ảnh, mô tả tốt để khi share lên Mạng xã hội không bị mất thông tin.

Cài đặt Google Analytics

Google Analytics là công cụ theo dõi hành vi người xem trên website của Google, cực kỳ hữu ích khi bạn muốn tìm hiểu người xem website của bạn có phản ứng như thế nào. Nếu bạn làm Digital Marketing, thì Google Analytics là yêu cầu bắt buộc.

Một số chỉ số quan trọng bạn có thể theo dõi:

  • Section: số phiên truy cập vào website.
  • Session Duration: thời gian truy cập mỗi phiên.
  • Bounce Rate: tỉ lệ thoát
  • Top Page: những trang được xem nhiều
  • Channel: những kênh đưa người đọc đến website của bạn

Cài đặt Google Search Console

Google Search Console cũng là một công cụ khác của Google, nhằm theo dõi performance website của bạn trên Google Search. Đây là một công cụ cực kỳ hữu ích khi bạn muốn tối ưu website trên Google khi có những thông tin như:

  • Query: câu truy vấn người dùng gõ vào thanh tìm kiếm
  • Click: số người người dùng click vào website của bạn
  • Impression: số lượt hiển thị của website
  • CTR: Tỉ lệ click chuột
  • Postion: vị trí thứ hạng trên Google
  • Crawl: các vấn đề liên quan đến quét nội dung trang

Cài đặt Heatmap

Heatmap là một công cụ theo dõi hoạt dộng của người dùng trên 1 trang cụ thể. Heatmap đặc biệt hữu ích khi bạn muốn làm một website tạo ra chuyển đổi cao. Khi đó, nút ở đâu, form điền thông tin ở đâu thì tốt. Heatmap sẽ giúp bạn có thông tin để tối ưu.

Một số công cụ tạo heatmap phổ biết thường được sử dụng: Hotjar, CrazyEgg, Yandex Metrica.

Thường xuyên có nội dung hữu ích cho người đọc

Website không phải là thứ làm 1 lần. Một website chất lượng cao chắc chắn sẽ có nội dung chất lượng cao. Việc thường xuyên cập nhật nội dung hữu ích cho người đọc là việc cần phải làm thường xuyên.

Trên đây là những tiêu chí để đánh giá thế nào là một thiết kế website chất lượng. Bạn hãy đối chiếu với website mình đang xây dựng để xem cẩn cải thiện, bổ sung tiêu chí nào để tăng xếp hạng trên top tìm kiếm của Google nhé. Chúc bạn thành công.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan tại: https://thanhhoaweb.vn/blog/

Để lại một bình luận