Xu hướng SEO 2022 – Phương pháp SEO website có gì mới so với 2021?

redes-sociales-seo

Sau một khoảng thời gian 1 năm Google sẽ có những thay đổi tiêu chí đánh giá SEO. Đây chính là lúc chúng ta chúng ta cần biết và thực hiện thích hơp để đưa trang web có thể leo lên top công cụ tìm kiếm. Cùng chúng tôi nắm bắt những xu hướng SEO chuẩn trong năm 2022 ngay dưới đây nhé.

1. NỘI DUNG ĐÁP ỨNG NGUYÊN TẮC E-A-T

Tiêu chí này cũng là một trong các yếu tố quan trọng và xuyên suốt, không chỉ cho năm 2022 mà có thể nó sẽ tồn tại nhiều năm sau nữa nên ban cần lưu ý rất kĩ nhé.

1.1 – Chất lượng của nội dung

Các chuyên gia Google khẳng định rất nhiều lần rằng chất lượng của nội dung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng và sự thành công của thứ hạng. Những yếu tố này sẽ giúp xác định một trang web có sử dụng những nội dung chất lượng hay không. Ngoài ra, nguyên tắc này cũng được sử dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực kinh doanh liên quan đến chăm sóc sức khỏe và tài chính.

Vậy làm thế nào để có được nội dung chất lượng dựa theo nguyên tắc E-A-T của Google? Trước hết anh chị cần vẽ được chân dung khách hàng của mình: Họ là ai? Họ bao nhiêu tuổi? Họ thường làm gì?… từ đó mình sẽ đưa ra được nội dung đúng, trùng khớp với nôi dung khách hàng tiềm năng cần tìm hoặc bị thu hút nhất.

1.2 – Refreshed Existing Content – Làm mới nội dung sẵn có

Một trong số những tips quan trọng của Xu hướng SEO 2022 chắc chắn sẽ là việc làm mới nội dung. Việc làm mới nội dung sẵn có được ví như việc biến một thứ đang rất tốt trở thành một phiên bản mới còn tốt hơn nữa. Một khi nội dung đã chỉnh chu, thì thứ hạng từ khóa chắc chắn sẽ cao hơn, thậm chí còn vượt trội hơn nhiều lần so với những đối thủ về lượng truy cập.

Lưu ý: Nếu nội dung bài viết có cập nhật theo năm thì chỉ nên để số năm trên Title, không nên để trong URL.

Xu hướng SEO 2022: Cần làm mới nôi dung
Xu hướng SEO 2022: Cần làm mới nôi dung

1.3 – Thêm thật nhiều những nội dung hay hơn

Như đã đề cập, mặc dù việc làm mới nội dung sẵn có là một ý tưởng rất tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần dành sự quan tâm đặc biệt cho một thứ gọi là “Nội dung mới”

Có một quy luật của Xu hướng SEO, giá trị cốt lõi của SEO đó là : “Nội dung vẫn là Vua của xu hướng SEO, bất kể hiện tại đang là năm nào”

Điều này có thể hiểu là chúng ta không chỉ dựa vào nội dung sẵn có, chúng ta cần phải cập nhật xu hướng, cập nhật những tin tức mới cho trang web của mình để có thêm nhiều lượt tương tác và truy cập mới.

Hãy cố gắng bổ sung thêm thật nhiều, càng nhiều càng tốt những nội dung mới cho website cùng với đó là những từ khóa trọng tâm khác nhau, đa dạng và đầy đủ để người đọc có thể tìm kiếm thông tin mà mình cung cấp một cách dễ dàng nhất.

Việc cung cấp những thông tin mới, hấp dẫn giúp nâng tầm vị thế của thương hiệu, công ty, mặt hàng, lĩnh vực mà mình đang SEO, giúp khách hàng tin tưởng hơn, đồng thời tạo cho người đọc cảm giác như mình đúng là chuyên gia trong lĩnh vực đó vậy.

1.4 – Từ khóa LSI (Ngữ nghĩa tiềm ẩn): Sẽ CỰC KỲ quan trọng

Thông thường khi làm SEO thì phần lớn mọi người đều chú trọng và khóa chính và xem chúng như là sự lựa chọn gần như duy nhất. Tuy nhiên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo, từ khóa LSI cũng sẽ đóng vai trò RẤT quan trọng.

Việc tìm kiếm theo ngữ nghĩa và tối ưu hóa mục đích sẽ trở nên cực kỳ quan trọng trong tương lai. Google sẽ không chỉ xem xét mỗi một chuỗi từ nữa. Thay vào đó, Google sẽ dựa theo bối cảnh truy cập cũng như là ý định tìm kiếm của người dùng để đưa ra gợi ý.

Vậy đâu là cách để tìm ra từ khóa LSI? 

1.4.1 – Sử dụng gợi ý từ hộp tìm kiếm Google

Với cách này chúng ta sẽ lọc được một số từ khóa LSI mà Google sẽ gợi ý, tuy nhiên đừng lấy những từ khóa mà Google gợi ý đi kèm thương hiệu vì đây là cách mà các bên làm SEO sử dụng Tip hoặc Trick để tạo gợi ý.

Gợi ý từ hộp tìm kiếm Google
Gợi ý từ hộp tìm kiếm Google

1.4.2 – Sử dụng các cụm từ gợi ý tìm kiếm liên quan ngay bên dưới cùng của trang kết quả tìm kiếm. Mọi người lưu ý đến phần chữ được in đậm trong các cụm từ mà Google đề xuất nhé.

1.4.3 – Sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google tại: https://ads.google.com/home/tools/keyword-planner/

1.4.4 – Sử dụng KeywordTool.io (Ảnh 3): Ví dụ khi tìm kiếm từ khóa “SEO website” thì công cụ sẽ gợi ý cho chúng ta rất nhiều kết quả nhưng mọi người lưu ý là ta chỉ nên chú trọng vào các từ in đậm, những từ này chính là những từ khóa LSI.

1.4.5 – Sử dụng công cụ mất phí, các công cụ mất phí thường sẽ chuẩn hơn với các từ khóa bằng tiếng Anh. Ví dụ các công cụ như: lsigraph.com, twinword.com, keys4up.com, KWFinder.com

1.4.6 – Ngoài ra cũng có thể dùng Ahrefs hoặc Semrush để nghiên cứu và tìm thêm các từ khóa LSI.

LƯU Ý: Từ khóa LSI không phải là từ đồng nghĩa (nghĩa đen) với từ khóa chính mà nó là từ khóa phù hợp với ngữ cảnh. Chọn từ khóa LSI bằng cách hiểu ý định của người dùng, thông thường người dùng thường sử dụng các từ khóa tìm kiếm dạng câu hỏi, dạng chỉ dẫn, hướng dẫn và dạng các từ khóa liên quan đến mua bán.

1.5 – Nội dung sâu và chi tiết

Nội dung dạng dài vẫn là yếu tố quan trọng bởi nó tạo ra lưu lượng truy cập liên tục cho các website. Ngoài ra, các bài viết dạng dài cũng được chứng minh có thể kiếm về những lượng truy cập không phải trả tiền nhiều nhất, gấp tới 3 lần lượng truy cập so với những nội dung có độ ngắn trung bình.
Những chủ đề chi tiết với cấu trúc nội dung dài sẽ khiến người đọc phải bỏ ra nhiều thời gian để ở lại trang web. Và chúng ta cũng hoàn toàn hiểu được nếu khách hàng ở lại lâu trên trang của mình thì google cũng sẽ đánh giá website của mình cao hơn.
Tuy nghiên, nội dung dài không thể áp dụng chung cho các ngành nghề. Ví dụ một câu hỏi dạng “cách tính chu hình tròn” thì câu trả lời cũng không thể lan man được.

1.6 – Google BERT (Bidirectional Encoder Representations from Transformers)

Ngoài những phiên bản cập nhật mới nhất mà Google ứng dụng thời gian gần đây, Google cũng mới bổ sung thêm những phần chỉnh sửa mới bao gồm Cập nhật xếp hạng đoạn văn. Bản cập nhật này được liên kết với Google BERT – đây là một trong những thuật toán giúp các công cụ tìm kiếm xử lý từ khóa liên quan đến ngữ cảnh tốt hơn.

Hiểu đơn giản thì Google BERT là thuật toán để Google hiểu chính xác ý nghĩa và ngữ cảnh của nội dung. Thuật toán này có thể đọc và hiểu được những từ ngữ hay đoạn văn đứng trước và đứng sau từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm. 

Mặc dù ra đời từ năm 2018 nhưng với tầm quan trọng ngày càng cao của từ khóa LSI thì Google BERT sẽ là thuật toán quan trọng trong thời gian tới đây. Google không những xếp hạng chung cho trang web mà còn xếp hạng cho từng đoạn văn của từng trang đó.

Tip để nội dung đáp ứng thuật toán Google BERT: Sử dụng nhiều từ khóa dài, từ khóa LSI trong bài viết.

Google BERT
Google BERT

2 – VOICE SEARCH OPTIMIZATION – TÌM KIẾM BẰNG GIỌNG NÓI

Tìm kiếm bằng giọng nói đang là xu hướng phát triển một cách siêu nhanh trong thời gian tới. Thay vì gõ phím bằng điện thoại nhìn mỏi cả mắt thì chỉ cần đọc vài câu “thần chú” là sẽ cho ra kết quả ngay. Cùng tham khảo một số thống kê sau:
  • 55% người dùng thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói để đặt câu hỏi trên điện thoại thông minh, theo Perficiency.
  • 60% người cho rằng thiết bị thông minh rất cần thiết cho cuộc sống, cái này ở Việt Nam có lẽ phải 99,99% số người dùng điện thoại thông minh đồng tình =)) .
  • 27% người dùng Google đang sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói trên điện thoại di động (Nguồn: Google).
Ngoài ra có những điều mình chưa kịp nói trên tìm kiếm thì Google hoặc Facebook đã đập ngay quảng cáo vào đầu mình rồi và thật bất ngờ là nó lại đúng với nhu cầu của mình.
Vậy làm cách nào để tối ưu cho Google tìm kiếm bằng giọng nói? Có những cách như sau ạ:

2.1 – Google Featured Snippet (Đoạn trích nổi bật)

Kết quả của tìm kiếm bằng giọng nói thường sẽ trả về kết quả của website đang có được TOP 0 (Đây chính là đoạn trích nổi bật), để làm được Top 0 thì chúng ta cần chú trọng tới thuật toán Google BERT như đã nói ở bên trên và một số Tip như: Chú trọng vào các bài viết dạng câu hỏi, công thức, hướng dẫn, những cụm từ khóa dài dạng hội thoại.

2.2 – Google Knowledge Graph (Biểu đồ tri thức)

Biểu đồ tri thức là nơi mà Google có dữ liệu của hàng tỷ tỷ truy vấn người dùng liên quan tới từ khóa đang được tìm kiếm, Google sẽ kết nối và lắp rắp tất cả các sự vật, sự kiện có liên quan với nhau để đưa ra một kết quả phù hợp nhất.
Nghe có vẻ thần thánh nhưng sự thật nó đã được Google mô tả thông qua video sau: https://www.youtube.com/watch?v=mmQl6VGvX-c

2.3 – Sử dụng dữ liệu có cấu trúc (Schema)

Hãy tưởng tượng, 1 ngày có ty tỷ nội dung được xuất bản trên Internet, vậy làm thế nào để Google cào dữ liệu nhanh nhất và chính xác nhất? Nếu chúng ra không sắp xếp dữ liệu một cách có khoa học thì Bot Google sẽ bị lạc lối và bối rối rất nhiều. Tạo Schema miễn phí tại đây: https://technicalseo.com/tools/schema-markup-generator/

2.4 – Tạo trang câu hỏi thường gặp

Phần lớn các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói đều tới từ các từ khóa dạng câu hỏi. Hãy tạo trang hỏi đáp và có câu trả lời rõ nhất. Nhớ khai báo Schema dạng hỏi đáp cho trang này.

2.5 – Tốc độ tải trang

Phần lớn các tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện trên thiết bị di động vì vậy hãy đảm bảo trang web có trải nghiệm người dùng thật tốt trên Mobile. Ước tính sẽ có khoảng 73% người dùng Internet sẽ lựa chọn truy cập internet bằng thiết bị di động thông minh kể từ năm 2025. Điều này có nghĩa là các chuyên gia SEO cần phải tạo lập hoặc củng cố nền tảng di động cho các công cụ của mình bởi đây sẽ là tương lai của xu hướng SEO, đồng thời sẽ có một lượng truy cập khổng lồ thông qua nền tảng này.

Việc tăng tốc độ tải trang là xu hướng SEO của những năm 2020 và 2021 tuy nhiên chưa hẳn sẽ tồn tại lâu dài trong các năm sau đó nhưng việc làm cho khách hàng trở nên ấn tượng thì chắc chắn tỷ lệ họ quay lại cũng sẽ tăng cao.

2.6 – Tối ưu Google Map

Các truy vấn bằng giọng nói được thực hiện trên Google Map dạng hỏi đường hay tìm kiếm các dịch vụ tại địa phương đang ngày càng phổ biến. Vì vậy hãy chăm sóc và cập nhật Google My Business của mình thường xuyên để được Google ưu ái hơn.

Tip: Mỗi tuần nên up đều từ 1 tới 2 bài viết hoặc đăng nhiều hình ảnh (ảnh có bật định vị) tại địa điểm kinh doanh của mình lên Google My Business. Làm đều như thế và chờ kết quả bất ngờ.

Tối ưu Google Map
Tối ưu Google Map

3 – NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Việc một trang web không giữ được người đọc ở lại lâu có thể là do nội dung mà trang web đó xây dựng không phù hợp, không liên quan đến nhu cầu thực sự mà người dùng tìm kiếm. Điều này cực kỳ ảnh hưởng đến thứ hạng của website trong Google SERPs. Vậy có thể khắc phục như thế nào?

  • Đăt bản thân mình như một người khách truy cập. Nếu mình cảm thấy điều gì khó chịu, thì hãy nhanh chóng khắc phục lỗi. Thường là các banner quảng cáo gây khó chịu mắt, trang tải chậm, banner dạng pop-up, video tự động chạy và phát ra âm thanh,…

  • Thử thiết kế một giao diện mới cho trang web vào mỗi năm, đây cũng là một ý tưởng để thu hút tương tác. Tham khảo các mẫu giao diên mới nhất đươc update tai đây: https://thanhhoaweb.vn/kho-giao-dien/

  • Một sự bổ sung quan trọng cho xu hướng SEO 2022 đó chính là trú trọng vào việc sử dụng những phương pháp nâng cao trải nghiệm tương tác: Ví dụ như đưa ra những câu đố, hướng dẫn, video, hoặc bất kỳ những chiêu trò khác mà khách hàng có thể làm theo nhưng không phải đọc. Trải nghiệm tương tác cũng chính là cách tuyệt vời để cải thiện trải nghiệm của người dùng từ đó giúp website của mình vượt qua và nổi bật hơn các đối thủ trong cùng lĩnh vực.

4 – HIỂU RÕ GOOGLE ĐỂ SEO NHANH HƠN

Chúng ta từ trước đến nay luôn dựa vào Google và xem chúng như công cụ tìm kiếm hữu hiệu nhất. Hiện tại thì điều này vẫn đang đúng bởi Google vẫn đang chiếm vị trí độc tôn ở lĩnh vực công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, trong tương lai điều này có thể sẽ không còn đúng nữa. Hiện nay, nhiều người cũng bắt đầu có xu hướng tìm kiếm các thông tin hữu ích thông qua nhiều kênh khác nhau ngoài Google, chẳng hạn như Facebook, Youtube.
Tất nhiên, Google cũng rất quan trọng, việc SEO trên Google cũng quan trọng, nhưng ta cũng nên chú trọng thêm về Facebook và Youtube vì việc tìm kiếm bằng giọng nói trên 2 mạng xã hội này ngày càng gia tăng.

5 – NGHIÊN CỨU SEO STRATEGIES (CHIẾN LƯỢC SEO)

5.1 – Cải thiện các link-building

Link-building được xem là nguồn tài sản vô giá trong SEO. Trên thực tế, hệ thống link-building là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất để xác định thứ hạng. Tuy nhiên, xây dựng hệ thống link theo các cách cũ đã không còn tối ưu nữa. 
“Theo BACKLINKO, thẩm quyền của trang mà liên kết tới trang của bạn mới là điều bạn cần chú trọng. Nói một cách khác, một bài viết hoặc một trang web sẽ đạt xếp hạng cao hơn khi có nhiều hệ thống link uy tín, có thẩm quyền liên kết tới. Ngoài ra, các trang mà bạn đi link sẽ phải có nội dung phù hợp với nội dung mà bạn đang SEO. Không quan trọng số lượng link mà bạn đi là bao nhiêu, quan trọng là chất lượng của những link đó như thế nào.”

5.2 – Sử dụng video như một một công cụ SEO

Theo dữ liệu năm 2018, YouTube là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thế giới. Chúng ta có thể xem video, tương tác với những người dùng khác, thậm chí là nhà sáng tạo video.
Vào năm 2021, Tiktok cũng thu hút hàng tỷ người với nội dung video và vẫn đang phát triển chóng mặt mặc dù bị giới hạn ở một số quốc gia.
Rõ ràng video marketing sẽ trở thành một xu hướng tất yếu trong tương lai.

Tip: Có 2 tiêu chi quan trọng khi muốn làm SEO video đó là “Tiêu đề” và “Ảnh Thumbnail”. Muốn khách hàng xem được nội dung video thì trước tiên bạn hãy làm sao để họ click vào.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan tai đây nhé: https://thanhhoaweb.vn/blog/

Trả lời